ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN MÃNG CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN MÃNG CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN MÃNG CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG
Lê Thanh Hải1, Nguyễn Nhược Kim2, Ngô Quỳnh Hoa2
1Bệnh viện Châm cứu Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động và tác dụng không mong muốn của phương pháp điện mãng châm trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Sau 30 ngày điều trị, có 86% bệnh nhân cải thiện độ liệt theo chỉ sô Barthel và thang điểm Orgogoro. Mức tăng điểm Barthel và Orgogoro trước và sau điều trị là 216,26% và 211,47% (p < 0,001). Điện mãng châm có tác dụng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp và chưa thấy tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

Tai biến mạch não chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh của hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới [1; 2]. Trong các thể tai biến mạch não, nhồi máu não chiếm đa số với tỷ lệ từ 75% đến 80% [3; 4]. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học, tỷ lệ tử vong do tai biến mạch não ngày càng giảm đi, đồng nghĩa với tỷ lệ sống sót
và tàn phế ngày càng tăng cao [5]. Vì vậy, điều trị di chứng tai biến mạch não chú trọngvào phục hồi chức năng vận động và dự phòng tái phát. Y học cổ truyền góp một phần đáng kể trong phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch não

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN MÃNG CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Leave a Comment