ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC QUYÊN TÝ THANG KẾT HỢP LIỆU PHÁP KINH CÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC QUYÊN TÝ THANG KẾT HỢP LIỆU PHÁP KINH CÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “QUYÊN TÝ THANG” KẾT HỢP LIỆU PHÁP KINH CÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý gây biến đổi tất cả các cấu trúc của khớp, thường phối hợp với nhau. Thay đổi tối thiểu trong thoái hóa khớp là mất từng điểm sụn khớp, ban đầu thường không đồng nhất. Về sau, xuất hiện tăng độ dày và xơ bản xương dưới sụn, mọc gai xương tại rìa khớp, giãn căng các bao khớp, kết hợp với viêm nhẹ màng hoạt dịch khớp, suy yếu các cơ cầu nối khớp.Có rất nhiều cơ chế bệnh sinh dẫn tới thoái hóa khớp, nhưng bước đầu tiên thường do chấn thương tới hệ thống bảo vệ khớp [1].

Thoái cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis) đứng hàng thứ hai (sau THCS thắt lưng 31%) và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp. Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu liên quan tới nhiều thành phần mạch máu, thần kinh; trong đó đau vai gáy là một trong nhữngnguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám[2],[3],[4].

Hiện nay,THCSC không chỉ phổ biến ở những người cao tuổi mà còn hay gặp ởngười trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân là do cuộc sống tĩnh tại và liên quan tới tư thế lao động như: ngồi, cúi cổ lâu hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu, đòi hỏi sự thích nghi và chịu đựng của cột sống cổ. Tại Mỹ, ước tính đến 2020, số lượng bệnh nhân mắc thoái hóa khớp tăng từ 66 – 100% [1]. Bệnh THCSC không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân, giảm năng suất lao động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, THCSC đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thầy thuốc[5],[6].

Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ nhưng điều trị nội khoa và vật lý trị liệu vẫn là lựa chọn hàng đầu[4],[5]. 

Trong Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được xếp vào chứng lạc chẩm. Bệnh do chính khí cơ thể suy yếu, lục dâm xâm phạm, bế tắc kinh lạc gây đau [7],[8],[9],[10].

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị chứng tý: dùng thuốc và không dùng thuốc với kết quả khả quan. Liệu pháp kinh cân được sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có kết quả tốt trong điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, tại Việt Nam liệu pháp này vẫn chưa được phố biến và chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng của liệu pháp này trên lâm sàng. Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu:

1. Đánh giá tác dụng điều trị của bài “Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC.

2.Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu.

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1.Quan niệm vềthoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại3
1.2. Quan niệm vềthoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền10
1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị thoái hóa cột sống cổ trên thế giới và Việt Nam12
1.4. Tổng quan về liệu pháp kinh cân và bài “Quyên tý thang”15
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU22
2.1. Đối tượng nghiên cứu22
2.2. Chất liệu nghiên cứu23
2.3. Phương pháp nghiên cứu24
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu35
3.2. Kết quả điều trị44
3.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị51
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của BN trong nghiên cứu52
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN55
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu55
4.2. Kết quả điều trị59
4.3. Tác dụng không mong muốn64
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu64
KẾT LUẬN66
KIẾN NGHỊ68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm VAS29
Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý31
Bảng 2.3. Đánh giá co cứng cơ32
Bảng 2.4. Đánh giá hội chứng rễ32
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày 33
Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS38
Bảng 3.2. Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị39
Bảng 3.3. Hội chứng rễ trước điều trị40
Bảng 3.4. Đặc điểm về vị trí co cứng cơ trước điều trị41
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo điểm bộ câu hỏi NDI trước điều trị42
Bảng 3.6. Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ43
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá hội chứng viêm sinh học43
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 3 tuần điều trị44
Bảng 3.9. Đánh giá mức độ giảm đau sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần45
Bảng 3.10. Kết quả giảm đau theo các vị trí sau điều trị46
Bảng 3.11. Kết quả điều trị hội chứng rễ47
Bảng 3.12. Kết quả giảm co cứng cơ theo các vị trí sau điều trị48
Bảng 3.13. Đánh giá tổng số vị trí co cứng cơ sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần49
Bảng 3.14. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ trước – sau 3 tuần điều trị50
Bảng 3.15. Khoảng cách cằm – ngực và chẩm – tường sau điều trị50
Bảng 3.16. Hiệu quả giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau điều trị51
Bảng 3.17. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng52
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa lứa tuổi và hiệu quả giảm đau52
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và hiệu quả giảm đau53
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian đau và hiệu quả giảm đau54

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân về tuổi36
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm chung về thời gian đau trước điều trị37
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về vị trí đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị40
Biểu đồ 3.5. Số bệnh nhân co cứng cơ theo vị trí tại tuần thư 348
 
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các đốt sống cổ3
Hình 1.2. Các động tác vận động của cột sống cổ4
Hình 1.3. Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ5
Hình 1.4. X-quang cột sống cổ bình thường 7
Hình 1.5. X – quang cột sống cổ bị thoái hóa .8
Hình 2.1. Thang điểm đau Visual Analogue Scale (VAS)22

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment