Đánh giá tác dụng giảm đau sau khi kết hợp thuốc với châm cứu đối với sản phụ sau mổ lấy thai

Đánh giá tác dụng giảm đau sau khi kết hợp thuốc với châm cứu đối với sản phụ sau mổ lấy thai

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng giảm đau sau khi kết hợp thuốc với châm cứu đối với sản phụ sau mổ lấy thai.Mổ lấy thai là một phẫu thuật có mức độ đau nhiều [17] và kéo dài ít nhất 2 ngày sau mổ hoặc hon. Cơn đau sau mổ lấy thai gây những rối loạn lên hệ giao cảm, hô hấp, tuần hoàn, nội tiết… ảnh hưởng sự phục hồi sau mổ và tâm lý sản phụ. Nó làm sản phụ giảm vận động, tăng nguy cơ thuyên tắc mạch, ảnh hưởng tâm lý sau sinh… 55% sản phụ sau mổ lấy thai chuyển sang đau mạn tính nếu điều trị kém hoặc không điều trị [23], [28].
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu nhằm giảm đau sau mổ nói chung và mổ lấy thai nói riêng, từ sử dụng thuốc trong gây tê tủy sống, phong bế thần kinh tại chỗ… đến sử dụng các hương liệu pháp, mát xa…. Hoặc vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, điện trị liệu…. để giảm đau sau mổ cho sản phụ.
Hiện nay giảm đau đa mô thức – kết hợp giữa phương pháp sử dụng và không sử dụng thuốc đang là xu hướng của thế giới vì đạt được hiệu quả giảm đau đồng thời giảm liều, giảm tác dụng phụ các thuốc giảm đau và tăng sự hài lòng của bệnh nhân [29]. Trong đó châm loa tai sử dụng nhĩ hoàn hoặc hạt dán là một phương pháp không dùng thuốc đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ tính an toàn và khả năng làm giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng cho bệnh nhân sau mổ chi dưới [38], [39], [40], [41], [42], [44], [46], [51], [52].


Tại Việt Nam, châm loa tai đã được sử dụng để điều trị bệnh, trong đó đã có những tài liệu ứng dụng châm loa tai vào gây tê trong mổ và giảm đau sau mổ của giáo sư Nguyễn Tài Thu, giáo sư Trần Thúy từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Sự phối hợp điện châm trên cơ thể với điện nhĩ châm đã được ứng dụng vô cảm trong các cuộc mổ mà không cần sử dụng thuốc gây mê.
Sản phụ sau sanh mổ vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, xâm lấn nhiều, vì vậy, một phương pháp giảm đau hiệu quả, không tác dụng phụ, không xâm lấn sẽ là phương pháp tối ưu. Hạt dán trong châm loa tai đã được một số nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm đau sau mổ và tính an toàn, không xâm lấn của nó. Tuy nhiên, việc ứng dụng châm loa tai bằng hạt dán để giảm đau sau mổ lấy thai hiện chưa được nghiên cứu. Vì vậy đề tài được tiến hành đế trả lời câu hỏi việc châm loa tai bằng hạt dán có làm giảm lượng thuốc giảm đau cần dùng sau mổ lấy thai hay không.
Mục tiêu tống quát: Đánh giá tác dụng giảm đau của châm loa tai đối với sản phụ sau mo lấy thai.
Mục tiêu cụ thể:
1.    Đánh giá hiệu quả giảm đau vết mổ của châm loa tai bằng hạt dán từ 0 – 48 giờ sau mổ lấy thai thông qua việc giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng.
2.    Thăm dò tác dụng khác của châm loa tai.

DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CẢC HÌNH
DANH MỤC BIÊU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐÊ    1
1.    TÔNG QUAN TÀI LIỆU    3
ỉ. 1. Đau sau mổ lấy thai    3
1.2.    Các phương pháp đánh giá đau    6
1.3.    Giảm đau sau mổ lấy thai tại bệnh viện Nhân dân Gia Định    7
1.4.    Giảm đau sau mổ lấy thai trên thế giới    9
7.5.    Châm loa tai    13
2.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    20
2.1.    Thiết kế nghiên cứu    20
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    20
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    25
2.4.    Phương pháp tiến hành    28
2.5.    Theo dõi và đánh giá    28
2.6.    Phân tích và xử lý số liệu    29
3.    KẾT QUẢ       30
3.1.    Các đặc điểm chung của sản phụ    30
3.2.    Tác dụng giảm đau sau mổ    32
4.    BÀN LUẬN.      38
4.1.    Các đặc điểm chung của sản phụ    38
4.2.    Hiệu quả giảm đau 48 giờ đầu sau mổ    40
4.3.    Tác dụng khác của châm loa tai    47
4.4.    Đạo đức trong nghiên cứu    49
4.5.    Hạn chế của nghiên cứu    50
5.    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    51
5.1.    Kết luận    51
5.2.    Kiến nghị    51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Huyệt sử dụng trong nghiên cứu    25
Bảng 3.1 Tuổi, chiều cao, cân nặng    30
Bảng 3.2 Đặc điểm về trình độ học vấn    30
Bảng 3.3 Đặc điểm về nghề nghiệp    31
Bảng 3.4 Lý do mổ    31
Bảng 3.5 Thời gian, lượng máu mất trong mổ    32
Bảng 3.6 Lượng thuốc giảm đau sử dụng    32
Bảng 3.7 Thời gian phục hồi cảm giác và thời gian sử dụng giảm đau lần đầu
    34
Bảng 3.8 Điểm VAS lúc nghỉ ở các thời điểm nghiên cứu    35
Bảng 3.9 Điểm VAS lúc vận động ở các thời điểm nghiên cứu    36
Bảng 3.10 Tác dụng phụ của gây tê tủy sống    37 
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Khoanh tủy chi phối cảm giác đau vết mổ    4
Hình 1.2 Đường dẫn truyền đau con gò tử cung    5
Hình 1.3 Thang điểm VAS    6
Hình 1.4 Cấu tạo loa tai    13
Hình 1.5 Phản chiếu cơ thể người trên loa tai    14
Hình 1.6 Anh hưởng của đau    16
Hình 1.7 Các phương pháp châm loa tai    19
Hình 2.1 Thang điểm VAS    23
Hình 2.2 Vị trí huyệt của nghiên cứu    26
Hình 4.1 Chi phối thần kinh loa tai    44
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1 Lượng paracetamol sử dụng    33
Biểu đồ 3.2 Lượng Voltaren sử dụng    33
Biểu đồ 3.3 Thời gian phục hồi cảm giác và thời gian sử dụng giảm đau lần
đầu    34
Biểu đồ 3.4 Điểm VAS lúc nghỉ    35
Biểu đồ 3.5 Điểm VAS lúc vận động    36 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment