ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA CAO LỎNG THANH CAN HV TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA CAO LỎNG THANH CAN HV TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM.Trong bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp, đã ảnh hưởng lên khoảng 1 tỷ người trên thế giới. Cùng với sự phát triển đời sống xã hội, tuổi thọ con người tăng cùng với tình trạng béo phì tăng lên, tần suất THA cũng tăng theo. Các dữ kiện gần đây của nghiên cứu Framingham cho thấy người có huyết áp bình thường ở tuổi 55, sẽ có 90% nguy cơ phát triển THA trong tương lai [27]. Một thống kê tại Mỹ (2007) cho thấy có khoảng 72 triệu người bị THA [34].
Điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim Mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành là 25,1% tương đương cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị THA. Ước tính hiện nay nước ta đang có khoảng 6,85 triệu người THA và nếu không có biện pháp hữu hiệu, đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người Việt Nam có THA [12].
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý về tim mạch. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% – 40% nguyên nhân do tăng huyết áp [30]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng: Kết quả điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch Trung Ương tại 8 tỉnh, thành phố của cả nước năm 2008 cho thấy tỷ lệ người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp là 25,1% [21]. Theo điều tra quốc gia gần đây (2015) của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 – 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 18,9% [33].
THA tăng cùng với tuổi thọ trung bình tăng và sự gia tăng các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn uống bất hợp lý (uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, ăn mặn, …); sống ở vùng thành thị (ít vận động thể lực, nhiều stress, môi trường ô nhiễm …); chỉ số BMI tăng (thừa cân, béo phì, …); các bệnh lý rối loạn chuyển hoá (đái tháo đường; tăng lipid máu, …) và tiền sử gia đình có THA. Tăng huyết áp là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường cho đến khi xảy ra tai biến. Vì vậy, tăng huyết áp mà phần lớn không tìm thấy nguyên nhân (khoảng 95%) đang trở thành mối đe dọa toàn thể nhân loại bởi nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim, suy thận mạn…thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [11];[23].
Điều trị THA nguyên phát chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do vậy, chế độ điều trị cho bệnh nhân đại đa số là điều trị suốt đời [5]; [12]; [30]; [31].
Hiện nay các thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến là thuốc tân dược. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc hàng ngày và suốt đời để kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên thuốc tân dược có giá thành cao cùng với nhiều tác dụng không mong muốn. Xu hướng mới hiện nay sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để có thể điều chỉnh huyết áp về mức an toàn trong thời gian dài mà không quá tốn kém và ít gây tác dụng không mong muốn.
Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình gây tăng huyết áp trên động vật đã được xây dựng. Có nhiều mô hình đã được đề xuất và gây tăng huyết áp bằng cortison acetat trên chuột thí nghiệm là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến [30]. Dùng mô hình gây tăng huyết áp trên chuột cống trắng bằng cortison acetat theo cơ chế bệnh sinh cường hệ renin- angiotensin –aldosteron (cơ chế bệnh sinh chủ yếu trong các căn nguyên tăng huyết áp) để nghiên cứu tác dụng lên huyêt áp, nhịp tim của các bài thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu.
Cao lỏng Thanh Can HV được xây dựng từ bài thuốc nghiệm phương, gồm tám vị thuốc: câu đằng, chi tử, ý dĩ, tang ký sinh, ngưu tất, trạch tả, xuyên khung, xa tiền tử. Để đánh giá hiệu quả của cao lỏng Thanh Can hướng tới sử dụng trên lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA CAO LỎNG THANH CAN HV TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp trên chuột cống trắng bị tăng huyết áp của cao lỏng Thanh can HV.
2. Đánh giá tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng của cao lỏng Thanh can HV
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………..1
1.1. Tổng quan về bệnh lý tăng huyết áp: ………………………………………………3
1.1.1. Y học hiện đại …………………………………………………………3
1.1.1.1. Khái niệm Tăng huyết áp …………………………………………………………3
1.1.1.2. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp ………………………………………….3
1.1.1.3. Phân loại tăng huyết áp ……………………………………………………..5
1.1.1.4. Chẩn đoán Tăng huyết áp………………………………………………….8
1.1.1.5. Điều trị Tăng huyết áp ………………………………………………….8
1.1.2. Y học cổ truyền ………………………………………………………..14
1.2 Tình hình nghiên cứu về thuốc Y học cổ truyền có tác dụng hạ huyết áp.
………………………………………………………………………………17
1.3. Giới thiệu bài thuốc nghiên cứu. …………………………………………19
1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ bài thuốc “Thanh can HV” …………………..19
1.3.2. Thành phần bài thuốc “Thanh can HV” …………………………………19
1.3.2.1. Công thức bài thuốc “Thanh can HV” …………………………………19
1.3.2.2. Công dụng ………………………………………………………………19
1.3.2.3. Chủ trị ……………………………………………………………….19
1.3.2.4. Phân tích bài thuốc ………………………………………….…….19
1.3.3. Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu …………………….19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………26
2.1.1. Thuốc và hoá chất nghiên cứu …………………………………………26
2.1.2. Động vật thực nghiệm ………………………………………………..27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………28
2.2.1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cao lỏng Thanh can HV trên mô hình
gây tăng huyết áp thực nghiệm 28
2.2.2. Đánh giá tác dụng lợi tiểu của cao lỏng Thanh can HV trên thực nghiệm
………………………………………………………………………………29
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………..303.1. Đánh giá tác dụng của cao lỏng Thanh can HV lên huyết áp của chuột cống
trắng trên mô hình gây tăng huyết áp thực nghiệm ……………………………..32
3.2. Đánh giá tác dụng lợi tiểu của cao lỏng Thanh can HV trên thực nghiệm
………………………………………………………………………………44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………48
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………….57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..58
PHỤ LỤC 1: CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI THUỐC THANH CAN THANG
PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU ĐỀ TÀIDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục các vị thuốc trong cao lỏng Thanh can HV
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên huyết áp tâm thu của
chuột
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên huyết áp tâm trương của
chuột
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên huyết áp trung bình của
chuột
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên nhịp tim của chuột
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên trọng lượng tim của chuột
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên trọng lượng thận của
chuộtDANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Thái độ xử trí các mức độ tăng huyết áp
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi thể tích nước tiểu chuột cống sau 24 giờ uống thuốc
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên nồng độ ion Na+ trong
nước tiểu chuột cống trắng
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên nồng độ ion K+ trong
nước tiểu chuột cống trắng
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của cao lỏng Thanh can HV lên nồng độ ion Cl- trong
nước tiểu chuột cống trắn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y Tế (2017), Dược điển Việt Nam V – NXB Y học Hà Nội, tr. 74; 116;
119; 157; 373; 490; 504.
2. Hoàng Bảo Châu (2006), Nội khoa học cổ truyền – NXB Y học, tr. 112 – 135;
163 -173; 507 – 527.
3. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2015). Đánh giá tác dụng của dịch chiết Harrisonia
perforata Merr. theo hướng điều trị tăng huyết áp. Luận văn thạc sĩ dược học,
Trường Đại Học Dược Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bảo Anh, Vũ Thị Ngọc Thanh, Phạm Thị Vân Anh et al. (2017).
Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của Geraniin chiết xuất từ vỏ chôm chôm
trên thực nghiệm. Tạp chí Nghiên cứu y học, 108(3), 74-80.
5. Nguyễn Đình Đạo (2001), Đánh giá tác dụng điều trị bệnh THA của trà tan
Carosan, Luận văn Thạc sĩ Y khoa – Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Huy Gia (2009), Đánh giá tác dụng nấm Hồng chi trên bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát độ I, Luận văn Thạc sĩ Y học – Trường Đại học Y
Hà Nội.
7. Vũ Đình Hải (2003), “JNC VII với thực hành điều trị Tăng huyết áp”, Thông
tin y dược học số 12, Tr. 12-15.
8. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2007), Sinh lý bệnh và miễn dịch – Phần
Sinh lý bệnh học – NXB Y học, tr. 192 – 195
9. Nguyễn Trung Hòa (2000), Đông y toàn tập, NXB Thuận Hóa; Tr. 911; 948;
1006; 1015; 1041 – 1058; 1077.
10. Hội tim mạch học Việt Nam (28/9/2016), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị
và dự phòng Tăng huyết áp 2015 – Phân loại Tăng Huyết áp
11. Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Châu Quỳnh (6/1990), Bước đầu thử nghiệm
trên lâm sàng tác dụng của chè hạ áp trong điều trị tăng huyết áp ở người có
tuổi, so sánh với phương pháp dưỡng sinh. Thông tin y học cổ truyền số 61, tr.
44 – 50.59
12. Phạm Vũ Khánh (2009), Lão khoa y học cổ truyền, NXB Giáo dục Việt Nam,
tr. 51 – 69.
13. Phạm Gia Khải – Viện Tim mạch học Việt Nam và BV Nội tiết Hà Nội – Điều
tra dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố nguy cơ tại 12 phường nội thành Hà
nội 2001, tr. 642-659.
14. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2002), Điều
tra dịch tễ học THA và yếu tố nguy cơ tại vùng Duyên hải tỉnh Nghệ An, Tạp
chí tim mạch học Việt Nam số 31, tr. 47-56
15. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự “Tần suất tăng
huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”, Tạp
chí Tim Mạch Học Việt Nam; (2003) số33, Tr. 9-15.
16. Phạm Khuê (1993), Tăng huyết áp ở người có tuổi, NXB Y học
17. Nguyễn Nhược Kim, “Bệnh THA với chứng Huyễn vựng trong YHCT bệnh
sinh và trị pháp”, Tạp chí YHCT Việt Nam số 314, tr. 7
18. Phạm Thị Kim Lan (2002), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người tăng
huyết áp tại nội thành Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp BSCK II, Trường Đại học
Y Hà Nội.
19. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học Hà
Nội; Tr. 55; 65; 378; 620 – 633; 788; 818- 837; 911.
20. Trần Thị Phương, Phó Đức Nhuần, Vũ Ngọc Lệ cùng cộng sự (1996), Tìm
hiểu tác dụng dược lý của cao và Alcaloid toàn phần cây Câu đằng, Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học – Viện YHCT Việt Nam, tr. 252 – 280.
21. Đỗ Linh Quyên, Trần Thuý, Chu Quốc Trường, Đỗ Thị Phương, Lê Hoàng
Anh (1999), Nghiên cứu tác dụng hạ áp trên lâm sàng của “chè hạ áp”, Kỷ
yếu các công trình nghiên cứu khoa học, tr. 210 – 220.
22. Đoàn Thị Nhu (1988), Nghiên cứu dược lý cây ngưu tất về tác dụng hạ
cholesterol máu và hạ huyết áp, Tạp chí dược học số 1, Bộ Y tế, tr 11 – 13.
23. Phạm Xuân Sinh (2-1991), Nghiên cứu chế biến vị thuốc Hoè hoa bằng
phương pháp YHCT, Tạp chí dược học số 202, Bộ Y Tế xuất bản, tr. 20-22.60
24. Lê Văn Sửu (2000),Đông Y châm cứu điều trị nội khoa – NXB Y học Hà Nội,
tr. 216 – 224.
25. Hoàng Duy Tân – Trần Văn Như (1995), Tuyển tập phương thang Đông y,
NXB Đồng Nai; Tr. 131, 132.
26. Tạp chí Tim mạch học Việt nam (2003); Số 339; Tr. 34
27. Trần Thị Hồng Thúy (2006) Nghiên cứu tác dụng điều trị tăng huyết áp
nguyên phát của Địa long, Luận văn Tiến sĩ Y học – Trường Đại học Y Hà
Nội.
28. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Sinh lý học (2006), “Sinh lý tuần hoàn”,
Sinh lý học tập I – NXB Y học, tr. 197 – 216
29. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Tim mạch (2006), “Tăng huyết áp”, Bài
giảng học viên sau đại học.
30. Trường Đại học Y Hà Nội – Các bộ môn Nội (2004), Bài giảng Bệnh học nội
khoa, Tập II – NXB Y học, tr. 106 – 11
31. Trường Đại học Y Hà Nội – Khoa Y học cổ truyền (2005), Bài giảng Y học cổ
truyền, Tập I – NXB Y học, tr. 119 – 276
32. Trường Đại học Y Hà Nội – Khoa Y học cổ truyền (2005), Bài giảng Y học cổ
truyền, Tập II – NXB Y học, tr. 60-65
33. Trường Đại học Y Hà Nội – Khoa Y học cổ truyền (2006), “Chuyên đề nội
khoa y học cổ truyền”, NXB Y học, tr. 410 – 416
34. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, tr. 358.
35. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành
kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010, Hà Nội.
36. Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch, Nhà
xuất bản Y học, tr.81 – 88.
37. Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế (2016), Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh
không lây nhiễm Việt Nam năm 2015, tr.1, tr. 43.
38. Hội tim mạch học Việt Nam (2016), Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị & dự61
phòng tăng huyết áp 2015,<http://vnha.org.vn/detail.asp?id=250>, xem
28/9/201
Nguồn: https://luanvanyhoc.com