Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm ho, long đờm của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm ho, long đờm của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm ho, long đờm của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm.Viêm cấp, ho, long đờm là triệu chứng của bệnh lý thuộc hệ hô hấp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và môi trường, thường gặp vào mùa lạnh, do virus nên lây lan nhanh, các vi khuẩn chỉ là bội nhiễm thêm. Các virus thường gặp là virus cúm và virus APC (Adeno pharyngo) [1]. Viêm cấp là viêm niêm mạc của các tổ chức [2], ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để tống các dị vật ở phần trên đường hô hấp ra ngoài, đờm là sản phẩm của các chất tiết của hệ thống hô hấp trong quá trình viêm gây ra. Việc điều trị không đúng sẽ làm cho bệnh thành mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Theo Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị viêm cấp, giảm ho, long đờm điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, giữ ấm, nâng cao sức đề kháng bằng vitamin C liều cao, điều trị triệu chứng chính: Giảm sốt, đau mỏi, nhức đầu bằng aspirin, ibuprofen, paracetamol [3], giảm ho bằng benzoat, methylmorphin…., long đờm bằng thuốc mucothiol,… Dùng kháng sinh và giảm viêm khi có dấu hiệu bị bội nhiễm hoặc có biến chứng [4],[5]. Việc điều trị không đúng sẽ làm cho bệnh thành mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh không tuân thủ theo phác đồ đã làm cho sự kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn ngày càng tăng, lạm dụng corticoid có nguy cơ gây nhiều tác dụng không mong muốn [1],[6].


Mặt khác, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh và phát triển các bệnh về viêm nhiễm, đặc biệt viêm họng là bệnh gặp khá phổ biến ở mọi giới, mọi lứa tuổi, thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Vậy nên, vấn đề nghiên cứu tìm ra thuốc có nguồn gốc từ dược liệu với hoạt tính chữa bệnh cao, an toàn, ít tác dụng phụ để điều trị đang là xu hướng tốt.
Y học cổ truyền (YHCT) đã và đang sử dụng một số vị thuốc như: bạc hà, húng chanh, bách bộ, hoa khế, lá hẹ,… để điều trị viêm họng cho kết quả khả quan. Ngoài ra, còn một số chế phẩm Y học cổ truyền như cao Ma hạnh, viên bạc hà, thuốc ho Bảo Thanh…[7]. Tuy nhiên, đa số các thuốc này chỉ dừng ở mức sử dụng theo kinh nghiệm lâm sàng, còn thiếu các minh chứng khoa học.
Việc bảo tồn và phát triển các bài thuốc dân gian, cái bài thuốc nghiệm phương của các thầy thuốc, các lương y và hiện đại hóa các bài thuốc để đưa vào sử dụng rộng rãi trên lâm sàng là điều hết sức cần thiết.
Bài thuốc “Liên Ngân SK” là bài thuốc nghiệm phương của PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh đã và đang sử dụng nhiều năm qua trên lâm sàng cho bệnh nhân ho có đờm, được chẩn đoán và lý luận bệnh bằng Y học cổ truyền bào chế dưới dạng thuốc thang, nhưng chưa có nghiên cứu nào về tác dụng dược lý của bài thuốc.
Để bước đầu đánh giá cơ sở khoa học cũng như hiện đại hóa bài thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm ho, long đờm của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng chống viêm họng, viêm phổi của viên nang “Liên ngân SK” trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng giảm ho, long đờm của viên nang “Liên ngân SK” trên thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………… 3
1.1. Tổng quan về các rối loạn hô hấp theo Y học hiện đại ………….. 3
1.1.1. Tổng quan về viêm ………………………………………… 3
1.1.2. Tổng quan về ho …………………………………………… 5
1.1.3. Tổng quan về đờm ………………………………………… 7
1.2. Tổng quan về chứng Khái thấu theo Y học cổ truyền …………… 8
1.2.1. Nguyên nhân bệnh sinh ……………………………………. 8
1.2.2. Biện chứng luận trị ………………………………………… 10
1.2.3. Nguyên tắc điều trị ………………………………………… 11
1.2.4. Phân thể điều trị …………………………………………… 11
1.3. Một số nghiên cứu sử dụng y học cổ truyền điều trị rối loạn hô hấp 13
1.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài …………………………….. 13
1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước …………………………….. 14
1.4. Tổng quan về một số mô hình nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối
loạn hô hấp trên động vật thực nghiệm ………………………………. 14
1.4.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng giảm ho trên động vật thực nghiệm 14
1.4.2. Mô hình nghiên cứu tác dụng long đờm trên động vật thực nghiệm 16
1.4.3. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm hô hấp trên
động vật thực nghiệm ………………………………………………. 17
1.5. Tổng quan về bài thuốc “Liên ngân SK” ………………………… 19
1.5.1. Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) …………………… 19
1.5.2. Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) …………………………… 211.5.3. Đinh lăng (Radix Polysciacis ) …………………………….. 23
1.5.4. Sâm đại hành (Curculigo orchioides Gaertn) ……………… 24
1.5.5. Nhân sâm (Radix Ginseng) ………………………………… 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 27
2.1. Chất liệu, đối tượng và phương tiện nghiên cứu ………………… 27
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu …..…………………………………… 27
2.1.2. Hóa chất nghiên cứu ………………………………………. 28
2.1.3. Máy móc nghiên cứu ………………………………………. 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………….. 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………. 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………… 29
2.3. Động vật nghiên cứu …………………………………………….. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 29
2.4.1. Đánh giá tác dụng chống viêm họng, viêm phổi của viên
nang Liên ngân SK trên thực nghiệm ……………………………………… 29
2.4.2. Đánh giá tác dụng giảm ho, long đờm của viên nang “Liên
ngân SK” trên thực nghiệm ………………………………………… 33
2.5. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………… 34
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………… 34
2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………… 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 36
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm họng, viêm phổi của viên
nang “Liên ngân SK” trên thực nghiệm ………………………………………… 36
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm họng trên mô hình
gây viêm họng bởi Capsaicin ở chuột cống trắng ………………………. 363.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng trên chuột cống trắng gây viêm phổi
bằng LPS ……………………………………………………………. 37
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm ho, long đờm của viên nang “Liên ngân
SK” trên thực nghiệm ……………………………………………………………………………….. 45
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm ho trên mô hình gây ho bởi
amoniac ở chuột nhắt trắng ………………………………………. 45
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng long đờm trên chuột nhắt trắng …… 46
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 47
4.1. Về tác dụng chống viêm họng, viêm phổi của viên nang Liên
ngân SK trên thực nghiệm …………………………………………………………… 48
4.1.1. Về tác dụng chống viêm họng trên mô hình gây viêm họng
bởi Capsaicin ở chuột cống trắng …………………………………. 48
4.1.2. Về tác dụng trên chuột cống trắng gây viêm phổi bằng LPS 50
4.2. Về tác dụng giảm ho, long đờm của viên nang Liên ngân SK trên
thực nghiệm …………………………………………………………… 53
4.2.1. Tác dụng giảm ho trên mô hình gây ho bởi amoniac ở chuột
nhắt trắng …………………………………………………………. 53
4.2.2. Tác dụng long đờm trên chuột nhắt trắng ……………………… 55
KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 57
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………….. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lụ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment