Đánh giá thay đổi về kiến thức và thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau tư vấn cho sản phụ

Đánh giá thay đổi về kiến thức và thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau tư vấn cho sản phụ

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Đánh giá thay đổi về kiến thức và thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau tư vấn cho sản phụ.Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 1999 đã ghi nhận nhiễm trùng rốn (NTR) và uốn ván rốn (UVR) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh (TSS) tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam[75]. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 500.000 trẻ bị uốn ván rốn sơ sinh (UVRSS) v nhiễm trùng huy à hơn 460.000 TSS nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong. Hầu hết TSS bị chết, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc chủ yếu từ triệu chứng báo trước của NTR [75]. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Duy Hương (2006) tỉ lệ NTR được ghi nhận tại các Bệnh viện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh dao động khoảng 23% đến 43%, đặc biệt có một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng dẫn đến tử vong [5].


Một số yếu tố thường gặp do tồn tại hủ tục nuôi con trong cộng đồng dân cư với những thói quen tập quán mất vệ sinh trong chăm sóc rốn TSS có thể làm tăng tỉ lệ NTR và UVR sơ sinh. Tại các nước đang phát triển các trường hợp sinh con tại nhà không đảm bảo vô trùng, không hợp vệ sinh do người đỡ đẻ chưa qua đào tạo hầu hết dẫn đến nguy cơ NTR và UVR. Các trung tâm y tế với trang thiết bị y tế còn nghèo nàn lạc hậu, không đảm bảo vô trùng trong các khâu chăm sóc của nữ hộ sinh góp phần tăng nguy cơ NTR cho TSS. Kết quả nghiên cứu ở Banglades của Mahbubul Hoque (2011) đã chứng minh rằng kiến thức sản phụ còn nghèo nàn thường thực hành chăm sóc TSS truyền thống dễ mắc các sai lầm như: chậm ủ ấm, tắm sớm trong vòng một giờ sau sinh và sử dụng dầu bôi chân rốn [50].
Nghiên cứu của Kushyar và cộng sự (2008) cho thấy vai trò người điều dưỡng thực sự rất quan trọng trong việc hỗ trợ hướng dẫn các sản phụ đạt được hiệu quả trong thay đổi hành vi nhằm cải thiện hơn việc chăm sóc sức khỏe (CSSK), cách chăm sóc rốn cho TSS tốt hơn [47].
Hiện nay, trong và ngoài nước có nhiều nghiên cứu về chăm sóc rốn tại bệnh viện và tại nhà an toàn nhằm tránh NTR và UVR [28,39]. Sự phát triển của ngành y học, chăm sóc thiết yếu trong và sau sinh áp dụng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 2014 Bộ Y tế có quyết định về chăm sóc thiết yếu (CSTY) tại các cơ sở y tế như: cho trẻ nằm sấp trên ngực mẹ thời gian tối thiểu 90 phút ngay sau sinh và kể cả mổ lấy thai, không bôi chân rốn và không băng rốn. Mục đích CSTY nhằm tăng cường tình cảm mẹ con, cho bú sớm, giúp giữ thân nhiệt trẻ, kích thích thở, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Theo nghiên cứu của World Health Organization (WHO) – (TCYTTG) năm 2014 cho rằng khi sắp xếp phù hợp các hành vi chăm sóc sơ sinh sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong 22% cho TSS [76]. Tuy nhiên, các bước CSTY nhiều sản phụ còn bỡ ngỡ và khó chấp nhận, bởi vì phương pháp da kề da, không bôi chân rốn, không băng rốn là những điều mới và lạ so với truyền thống.
Cần giải đáp vấn đề “Tư vấn CSRTSS cho sản phụ có làm cải thiện kiến thức, thái độ về việc CSR cho trẻ sơ sinh hay không?”. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thay đổi về kiến thức và thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau tư vấn cho sản phụ”. Qua quy trình tư vấn cách chăm sóc rốn (CSR) cho sản phụ và đánh giá hiệu quả sau tư vấn. Từ hiệu quả đạt được, góp phần giảm thiểu tình trạng NTR trẻ sơ sinh, đặc biệt là giảm tốn thời gian, kinh tế và công việc cho gia đình cũng như nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ nhân rộng trong cộng đồng nhằm tác động tích cực lên kiến thức và thái độ CSR cho các sản phụ ở tuổi sinh sản .
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính
Xác định mức độ thay đổi kiến thức và thái độ của sản phụ sau khi tư vấn CSR sơ sinh.
Mục tiêu phụ
Xác định các yếu tố liên quan đến sự thay đổi kiến thức và thái độ của sản phụ

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN Y VĂN………………………………………………………………….4
1.1. Sinh lý và giải phẫu học dây rốn………………………………………………………………..4
1.2. Sinh lý rụng rốn……………………………………………………………………………………….6
1.2.1. Quá trình rụng rốn bình thường……………………………………………………….6
1.2.2. U hạt rốn………………………………………………………………………………………7
1.3. Cơ chế nhiễm khuẩn rốn …………………………………………………………………………..8
1.3.1 Nguyên nhân nhiễm khuẩn rốn ………………………………………………………..9
1.3.2. Tác nhân của nhiễm khuẩn rốn………………………………………………………..9
1.3.3. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn rốn………………………………………………………..9
1.4 Uốn ván rốn……………………………………………………………………………………………10
1.5. Nghiên cứu chăm sóc rốn trẻ sơ sinh ở Việt Nam và trên thế giới ………………..11
1.5.1. Băng rốn …………………………………………………………………………………….13
1.5.2. Bôi rốn……………………………………………………………………………………….14
1.5.3. Rửa rốn ………………………………………………………………………………………15
1.6. Khuyến cáo của các Tổ Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTTG) năm 2014 về chăm
sóc rốn của trẻ sơ sinh sau sinh………………………………………………………………………17
1.6.1. Tiếp xúc da kề da ngay sau đẻ……………………………………………………….17
1.6.2. Băng rốn …………………………………………………………………………………….18
1.6.3. Bôi rốn……………………………………………………………………………………….18
1.6.4. Rửa rốn ………………………………………………………………………………………18
1.6.5. Tắm trẻ……………………………………………………………………………………….18
1.6.6. Tã lót………………………………………………………………………………………….18
1.6.7. Cho trẻ bú bú sớm ……………………………………………………………………….18
1.7 Tình hình nơi nghiên cứu …………………………………………………………………………19
1.8. Ứng dụng học thuyết trong nghiên cứu……………………………………………………..21
.
.1.8.1. Vài nét giới thiệu về giáo sư Albert Bandura…………………………………..21
1.8.2. Vài nét giới thiệu về thuyết “Nhân cách học tập xã hội”của giáo sư
Albert Bandura …………………………………………………………………………………….22
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………24
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..24
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..24
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ……………………………………………………………………………..24
2.3.1. Tiêu chuẩn nhận vào…………………………………………………………………….24
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………….24
2.4. Bộ công cụ nghiên cứu……………………………………………………………………………25
2.4.1. Thu thập thông tin trước, trong và sau sinh (phụ lục 2)…………………….25
2.4.2. Đánh giá kiến thức và thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (phụ lục 2) ……25
2.4.3. Tư vấn can thiệp (phụ lục 3)………………………………………………………….25
2.4.4. Quản lý và phân tích số liệu …………………………………………………………26
2.5. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………26
2.5.1 Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức ………………………………………….26
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………..27
2.6. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………………………27
2.6.1. Biến số độc lập ……………………………………………………………………………27
2.6.2.Biến số phụ thuộc …………………………………………………………………………29
2.7. Phương pháp tiến hành……………………………………………………………………………31
2.7.1. Thành lập và huấn luyện nhóm nghiên cứu …………………………………….31
2.7.2. Vai trò của tác giả trong nghiên cứu ………………………………………………32
2.7.3. Các bước tiến hành………………………………………………………………………32
2.7.4. Quản lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….37
2.7.5. Nơi thực hiện đề tài ……………………………………………………………………..37
2.7.6. Thời gian thực hiện………………………………………………………………………37
2.8. Y đức ……………………………………………………………………………………………………37
.
.Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….39
Qua khảo sát trước và sau tư vấn có 98 mẫu được đưa vào phân tích. Kết quả: ……39
3.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu……………………………………………….39
3.2. Đặc điểm sản phụ khoa của đối tượng nghiên cứu ……………………………………..40
3.3. Nguồn thu nhận thông tin chăm sóc rốn ……………………………………………………42
3.4. Khác biệt kiến thức trước và sau tư vấn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh…………………43
3.5. Khác biệt thái độ trước và sau tư vấn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh…………………….43
3.6. Các yếu tố liên quan đến thay đổi kiến thức sau khi tư vấn …………………………44
3.6.1. Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố liên quan đến thay đổi kiến thức
đúng sau khi tư vấn……………………………………………………………………………….44
3.6.2. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ cải
thiện kiến thức chăm sóc rốn sau khi tư vấn …………………………………………….47
3.7. Yếu tố liên quan đến thay đổi về thái độ chăm sóc rốn của đối tượng …………..49
3.7.1. Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố liên quan đến thay đổi về thái độ
sau khi tư vấn……………………………………………………………………………………….50
3.7.2. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với thay đổi về
thái độ chăm sóc rốn sau khi tư vấn ………………………………………………………..52
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….55
4.1. Bàn luận về nghiên cứu…………………………………………………………………………..55
4.1.1. Lý do chọn hướng nghiên cứu……………………………………………………….55
4.1.2. Bàn luận về thiết kế nghiên cứu …………………………………………………….56
4.1.3. Bàn luận về công cụ nghiên cứu ……………………………………………………57
4.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………57
4.3. Đặc điểm sinh của sản phụ………………………………………………………………………58
4.4. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của đối tượng nghiên cứu………………60
4.5. Hiệu quả tư vấn kiến thức, thái độ của sản phụ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh ….61
4.5.1. Kiến thức chung của sản phụ trước và sau khi tư vấn……………………….61
4.5.2. Thái độ chung của sản phụ trước và sau khi tư vấn ………………………….64
4.6. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ cải thiện kiến thức nhiều sau tư vấn ……………………66
.
.4.6.1 Yếu tố đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………………66
4.6.2. Các yếu tố về đặc điểm sinh………………………………………………………….68
4.6.3. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của đối tượng nghiên cứu……69
4.7. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ cải thiện thái độ nhiều sau tư vấn ……………………….69
4.7.1 Yếu tố đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………………69
4.7.2 Yếu tố đặc điểm sinh của đối tượng nghiên cứu……………………………….70
4.7.3 Yếu tố tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản …………………..70
4.8. Hạn chế của đề tài ………………………………………………………………………………….71
4.9 Ứng dụng của đề tài ………………………………………………………………………………..72
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….74
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu bản thông tin dành cho đối tượng
nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu.
Phụ lục 3: Tư vấn cho sản phụ về cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Phụ lục 4: Hình ảnh thu thập số liệu.
Phụ lục 5: Tờ rơi.
Phụ lục 6: Chấp thuận của Hội Đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại
Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Phụ lục 7: Quyết định cho phép tiến hành đề tài nghiên cứu Khoa học tại Bệnh
viện Từ Dũ.
Phụ lục 8: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu ……………………….. 39
Bảng 3.2 Đặc điểm sinh của các đối tượng nghiên cứu……………………………. 40
Bảng 3.3 Nguồn thu nhận thông tin chăm sóc rốn…………………………………… 42
Bảng 3.4 So sánh điểm kiến thức của đối tượng trước và sau khi tư vấn chăm
sóc rốn trẻ sơ sinh ………………………………………………………………… 43
Bảng 3.5 So sánh điểm thái độ của đối tượng trước và sau khi tư vấn chăm
sóc rốn trẻ sơ sinh ………………………………………………………………… 43
Bảng 3.6 Các yếu tố liên quan đến đến thay đổi kiến thức của thai phụ sau khi
tư vấn với các đặc điểm thông tin cá nhân……………………………….. 44
Bảng 3.7 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ cải
thiện kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh………………………………….. 48
Bảng 3.8 Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố với thái độ chăm sóc rốn . 50
Bảng 3.9 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ cải
thiện thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh …………………………………….. 53
.
.DANH MỤC CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ
HÌNH
Hình 1.1: Di tích phôi thai học của dây rốn …………………………………………….. 5
Hình 1.2: Quá trình rụng rốn bình thường ……………………………………………….. 6
Hình 1.3: Chảy máu sau khi rụng rốn ……………………………………………………… 7
Hình 1.4: U hạt rốn……………………………………………………………………………….. 7
Hình 1.5: Nhiễm trùng rốn…………………………………………………………………… 10
Hình 1.6: Minh dọa da kề da sinh ngả âm đạo………………………………………… 17
Hình 1.7: Trẻ được da kề da với mẹ sau sinh …………………………………………. 17
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ khung lý thuyết học tập xã hội của Albert Bandura………… 21
Sơ đồ 1.2. Dàn ý của nghiên cứu ………………………………………………………….. 2

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment