ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH, CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI THỊ XÃ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH, CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI THỊ XÃ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN.Đái tháo đường hiện đang là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam, bệnh có tốc độ phát triển nhanh. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo đến năm 2010 sẽ có khoảng 330 triệu người (5,4% dân số thế giới) mắc đái tháo đường [5]. Bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm từ 85% đến 95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường. Theo một số tác giả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh đái tháo đường typ 2 cứ trong vòng 15 năm lại tăng lên gấp 2 lần. Hiện nay, bệnh đái tháo đường typ 2 được coi như là một ”dịch bệnh” ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới công nghiệp hóa.
Trước xu hướng ngày càng gia tăng số người mắc bệnh, tạo nên một sức ép về gánh nặng bệnh tật, trong khi đó nhận thức của người dân về cách phòng và điều trị căn bệnh này còn nhiều hạn chế. Năm 2010, chính phủ đã chấp nhận đề nghị của Bộ Y tế xếp căn bệnh này vào một chương trình phòng chống cấp quốc gia.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với dân số gần 30 vạn người, có 01 thị xã và 7 huyện, các dân tộc chủ yếu là: Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Kinh. Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển chung, kinh tế Bắc Kạn ngày càng được phát triển, cuộc sống của mọi người dân cũng dần được nâng cao, môi trường sống phần nào cũng thay đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phát hiện sớm bệnh tật cũng tăng lên.
Trước đây, tại tỉnh Bắc Kạn việc quản lý và phát hiện người bệnh mắc đái tháo đường là hết sức khó khăn, do Bệnh viện Đa khoa Tỉnh chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán, cũng như việc điều trị còn thiếu kinh nghiệm. Công tác tư vấn cho người bệnh không được thường xuyên.3
Năm 2010, Chương trình phòng chống đái tháo đường bắt đầu được triển khai tại tỉnh Bắc Kạn do Trung tâm Y tế Dự phòng là đơn vị đầu mối tuyến tỉnh. Bước đầu Chương trình đã triển khai ở một số địa bàn của tỉnh Bắc Kạn trong đó có thị xã. Tuy nhiên, việc khám, phát hiện bệnh đái tháo đường tại các bệnh viện tuyến huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết bệnh nhân tự chủ động đến các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao để khám và chỉ dẫn điều trị.
Điều tra xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như nhận thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường, đánh giá hiệu quả phòng và điều trị bệnh là rất cần thiết. Những số liệu thu thập được sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá đúng về tình hình mắc bệnh, nguy cơ phát triển của bệnh, hiệu quả của các biện pháp can thiệp từ đó xây dựng kế hoạch phòng chống và quản lý bệnh đái tháo đường một cách có hiệu quả nhất; đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là người dân mắc bệnh đái tháo đường tại tỉnh Bắc Kạn.
Để góp phần thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường trên địa bàn Thị xã Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh và công tác quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại thị xã Bắc Kạn.
2. Xác định một số khó khăn trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường.
3. Đề xuất giải pháp can thiệp trong quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành tại thị xã Bắc Kạn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010), Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội: tr. 8.
2. Lê Văn Bàng (2003), Béo phì và tăng huyết áp. Tạp chí nội tiết và các rối
loạn chuyển hóa. (7): tr. 27 – 35.
3. Nguyễn Quang Bảy (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của hướng dẫn điều trị
tăng huyết áp WHO – ISH năm 1999 tới kiểm soát huyết áp ở các bệnh
nhân ĐTĐ týp 2. Y học thực hành. 11(434): tr. 10 – 14.
4. Bệnh viện nội tiết Trung ương, điều tra bệnh đái tháo đường toàn quốc
năm 2008, Hà Nội, 2009, Nhà xuất bản Y học.
5. Tạ Văn Bình (2002), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ
và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh nhân đái tháo đường tại khu
vực nội thành 4 thành phố lớn. Tạp chí Y học thực hành. 6 tr. 25 – 27.
6. Tạ Văn Bình (2001), Tình hình chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam và
một số quốc gia Châu Á. y học thực hành. 11(405): tr. 32 – 35.
7. Tạ Văn Bình, Bệnh đái tháo đường-Tăng glucose máu, Hà Nội, 2006, Nhà
xuất bản Y học.
8. Tạ Văn Bình, Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương
pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Hà Nội, 2006, Nhà xuất bản Y học.
tr. 39.
9. Tạ Văn Bình, Theo dõi và điều trị bệnh ĐTĐ, Hà Nội, 2004, Nhà xuất bản
y học.
10. Tạ Văn Bình (2009), Một số đặc điểm của bệnh đái tháo đường týp 2 ở
bệnh nhân đến khám lần đầu. Thông tin Y dược(7).94
11. Tạ Văn Bình, S. Colagiuri, Phòng và quản lý bệnh ĐTĐ tại Việt Nam,
phần 1, Hà Nội, 2001, Nhà xuất bản y học.
12. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007), Kết quả điều tra đái
tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở nhóm đối tượng có nguy
cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa và Nam Định. báo cáo toàn văn
các đề tài khoa học, N.Y. học: tr. 738.
13. Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, Tìm hiểu mối liên
quan về chế độ ăn và bệnh ĐTĐ, in Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên
ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ ba. 2007, Nhà xuất bản y học: Hà
Nội. tr. 628 – 636.
14. Tạ Văn Bình, S. Colagiuri và cộng sự, Phòng và quản lý bệnh ĐTĐ tại
Việt Nam, phần 2, Hà Nội, 2003, Nhà xuất bản y học.
15. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Dịch tễ học bệnh đái tháo đường và các
yếu tố nguy cơ tại khu vực nội thành của 4 thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002, Nhà xuất bản
Y học.
16. Bộ Y tế, Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu y tế. Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, 2007. tr. 27.
17. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và cs (2007), Kết quả điều tra dịch tễ
bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang.
18. Vũ Huy Chiến, Phạm Văn Dịu, Đào Văn Minh và cộng sự (2007), Tìm
hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường typ
2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình. Hội nghị khoa học toàn quốc,
chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ ba. Hà Nội: tr. 672 – 676.
19. Nguyễn Đức Công (2001), Một số khía cạnh tim mạch của bệnh ĐTĐ.
Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa. 3: tr. 13 – 22.95
20. Trần Hữu Dàng (1996), Nghiên cứu bệnh ĐTĐ ở Huế trên đối tượng 15
tuổi trở lên, phương pháp chẩn đoán hữu hiệu và phòng ngừa. Luận án
PTS khoa học Y Dược.44, Đại học Y Hà Nội.
21. Trần Hữu Dàng (2001), Nghiên cứu tăng huyết áp ở người béo phì. Tạp
chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa. 3: tr. 65 – 70.
22. Nguyễn Thị Bích DĐào (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng
bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Y học thực hành. 8(370): tr. 40 – 43.
23. Đào Thị Dừa, Cao Văn Minh (2006), Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
đái tháo đường mới phát hiện.
24. Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ ở
người trên 30 tuổi tại thành phố Yên Bái. Luận văn thạc sỹ y học.47,
25. Tô Văn Hải, và cộng sự (2000), Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường ở
người từ 16 tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện tại Hà Nội. N.x.b.y. học: tr.
13.
26. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thủy (2010), Đánh giá hiệu quả kiểm
soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Trung tâm Y
tế Dự phòng Thái Bình. Dinh dưỡng và thực phẩm. tập 6(tháng 4 số 1):
tr. 65-71.
27. Phạm Thị Hồng Hoa (1999), Nghiên cứu tổn thương đáy mắt trong bệnh
đái tháo đường. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II.18,
28. Nguyễn Kim Hưng, và cộng sự, Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường
ở người trưởng thành >15 tuổi ở TP HCM, ed. H.n.k.h.t.q.c.n.n.t.v.c.h.
Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, 2005, Nhà xuất bản Y học.
29. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương, Xét nghiệm sử dụng trong lâm
sàng, Hà Nội, 2005, Nhà xuất bản Y học.
30. Phạm Thị Lan, Tạ Văn Bình và cộng sự, Tìm hiểu tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ và
một số yếu tố liên quan ở phụ nữ quản lý thai kỳ tại bệnh viện phụ sản96
trung ương và bệnh viện phụ sản Hà Nội, in Hội nghị khoa học toàn
quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ ba. 2007, Nhà xuất
bản y học: Hà Nội. tr. 637 – 642.
31. Hoàng Đăng Mịch (2009), Hội chứng chuyển hóa – tỷ lệ mắc, mối liên
quan của nó với các yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Y học
Việt Nam. 1(354): tr. 45 – 48.
32. Vũ Thị Mùi, Nguyễn Quang Chúy (2003), Đánh giá tỷ lệ bệnh đái tháo
đường và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30 – 64 tại tỉnh Yên Bái năm
2003.
33. Nguyễn Thị Phi Nga, Nguyễn Đức Công (2008), Nghiên cứu biến đổi
hình thái, chức năng động mạch cảnh trên siêu âm ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2. Tạp chí Y Dược học Quân sự 1(33): tr. 58-63.
34. Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng (2009), Microalbumin niệu ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2, mối liên quan với các thành phần của hội
chứng chuyển hóa. Tạp chí y học thực hành. 2(644-645): tr. 126 – 128.
35. Lê Phong, Tạ Văn Bình (2008), Một vài đặc điểm sinh hóa máu và nhân
trắc ở người có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường týp 2. Thông tin Y
Dược(11): tr. 26 – 29.
36. Đỗ Trung Quân, Bệnh đái tháo đường, Hà Nội, 2001, Nhà xuất bản y học
37. Thái Hồng Quang, Bệnh đái tháo đường, bệnh nội tiết, Hà Nội, 2001, Nhà
xuất bản y học.
38. Trương Văn Sáu (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ typ2 tại Bệnh viện đa khoa
Tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ Y học.20, Đại học Y khoa Thái
Nguyên.97
39. Nguyễn Thế Thành, Dương Bích Thủy và cộng sự (2000), Sự tương quan
giữa chỉ số eo/mông và thông số rối loạn lipid. Tạp chí y học thành phố
Hồ Chí Minh. 4: tr. 8 – 11.
40. Trần Văn Thành, Hoàng Đăng Mịch (2009), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng bệnh lao phổi kết hợp đái tháo đường týp 2. Y học Việt Nam. 2: tr.
134-139.
41. Thủ tướng chính phủ, Quyết định về việc phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và
HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010. 2008: Hà Nội.
42. Dương Bích Thủy, Trương Dạ Uyên, Nguyễn Hữu Hàn Châu (2006), Tỷ
lệ rối loạn dung nạp glucose trên các đối tượng có rối loạn đường huyết
lúc đói. Y học thực hành số 14: tr. 185.
43. Nguyễn Hải Thủy (2001), Tình hình bệnh ĐTĐ và chiến lược phát triển
chuyên ngành ĐTĐ tại Việt Nam vào thiên niên kỷ mới. Tạp chí nội tiết
và các rối loạn chuyển hóa. 4: tr. 34 – 36.
44. Trần Vĩnh Thủy (2007), Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hóa
lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 bằng Mediator tại bệnh viện đa khoa
trung ương Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ y học.31, Đại học Y Dược
Thái Nguyên.
45. Lê Quang Toàn, Tạ Văn Bình (2009), Biến chứng ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 được theo dõi 12 tháng tại Bệnh viện Nội tiết. Y học thực
hành. 669(số 8): tr. 42 – 46.
46. Bùi Ánh Tuyết (2009), Đánh giá kết quả điều trị rối loạn chuyển hóa
lipid máu bằng metformin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Luận án
bác sỹ chuyên khoa cấp II.19,98
47. Dương Thị Tuyết, Phạm Thiện Ngọc (2008), Liên quan giữa nồng độ
Homocystein máu và một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2. Nghiên cứu y học. 2(54): tr. 11 – 18.
48. Hoàng Kim Ước, Phan Hướng Dương, Lê Văn Xanh, Nguyễn Công Bộ
và cộng sự (2005), Điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ ở
tỉnh Kiên Giang năm 2004. tạp chí Y học thực hành: tr. 35 – 37.
49. Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng (2007), Thực trạng bệnh đái tháo
đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao
tại thành phố Thái Nguyên năm 2006. Hội nghị khoa học toàn quốc
chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa: tr. 675 – 683.
50. Phạm Thị Hồng Vân, Bùi Thế Bừng (2005), Xác định mối liên quan giữa
thành phần lipid máu với biến chứng mạn tính ở bệnh nhân tiểu đường
tại Bắc Giang. Tạp chí Y học thực hành(531): tr. 210 – 215.
51. Hoàng Trung Vinh, Võ Xuân Nội (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Y dược học
quân sự. 4(33): tr. 60-66
Nguồn: https://luanvanyhoc.com