Đánh giá tình trạng di căn các nhóm hạch của ung thư biểu mô phổi tại Bệnh viện K giai đoạn 2014-2015

Đánh giá tình trạng di căn các nhóm hạch của ung thư biểu mô phổi tại Bệnh viện K giai đoạn 2014-2015

Luận văn Đánh giá tình trạng di căn các nhóm hạch của ung thư biểu mô phổi tại Bệnh viện K giai đoạn 2014-2015.Ung thư phổi là một trong những bệnh thường gặp và có tỷ  lệ  tử  vong cao nhất trong các bệnh ung thư. Theo thống kê của IARC năm 2000 trên toàn thế giới có 1,2 triệu ca mắc mới và 1,1 triệu ca tử  vong vì ung thư phổi  [1]. Trong  năm 2008, trên thế  giới có 6 triệu ca ung thư phổi, chiếm 12,7% trong tổng số các bệnh ung thư. Ung  thư phổi chiếm hàng đầu trong các bệnh ung thư  ở  nam  giới với tỷ  lệ  mắc chuẩn theo tuổi là 33,8/100.000 dân, đứng hàng thứ  tư  ở  nữ với tỷ  lệ mắc chuẩn theo tuổi là 13,5/100.000 dân. Tỷ  lệ mắc và tỷ  lệ  tử  vong do  UTP tăng liên tục từ  năm 1930 đến nay, chủ  yếu do hút thuốc lá  [2]. Ước tính  dựa vào tỷ  lệ  mắc UTP năm 2000 có đến 85% UTP  ở  nam giới và 47% UTP  ở nữ giới là hậu quả củaviệc hút thuốc lá [1].

Ở  Việt Nam, theo ghi nhận ung thư trong chương trình mục tiêu quốc gia  về  y tế, năm 2000 có 8.906 ca mới mắc và 10 năm sau, năm 2010 tăng lên tới  20.361  ca  mới  mắc  với  tỷ  lệ  mắc  ở  nam  giới  đứng  hàng  đầu  (35,1/100.000),  trong khi đó ở nữ giới đứng hàng thứ 3 (13,9/100.000) [3]. Theo số liệu ước tính,  tỷ lệ mắc ung thư phổi tới năm 2020 tiếp tục tăng [3]. UTP có  độ  ác tính cao, tiến triển nhanh, di căn sớm, tiên lượng xấu, tỷ  lệ sống thêm 5 năm thường vào khoảng 10% ở hầu hết các nước và là nguyên nhân  gây tử vong do ung thư hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Trong ung thư phổi 80-85%  thuộc  loại  không  tế  bào  nhỏ.  Triệu  chứng  lâm  sàng  thường  nghèo  nàn,  thường xuất hiện  ở  giai đoạn muộn, không đặc hiệu nên dễ  nhầm với các bệnh  khác. Bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn muộn (III, IV), không còn chỉ định  phẫu  thuật.  Di  căn hạch  vùng  là  một  trong  những  biểu  hiện bệnh  ở  giai  đoạn  bệnh đã lan tràn.

Từ  trước tới nay đã có nhiều các nghiên cứu về  UTP chủ  yếu đề  cập đến  tiến bộ  trong chẩn đoán, điều trị, các đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn 2dịch của UTP. Tuy nhiên,  các nghiên cứu về  tình trạng căn hạch vùng trong ung thư phổi, một vấn đề  quan trọng trong điều trị  và tiên lượng, chưa có nhiều. Vì vậy,  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  “Đánh  giá  tình  trạng  di  căn  các  nhóm hạch  trong  ung thư biểu mô  của  phổi tại  Bệnh viện K  giai đoạn 2014-2015”, nhằm mục tiêu:

1.  Xác định tỷ lệ di căn các nhóm hạch của ung thư phổi.

2.  Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch với một số  đặc điểm giải phẫu bệnh, lâm sàng

MỤC LỤC Đánh giá tình trạng di căn các nhóm hạch của ung thư biểu mô phổi tại Bệnh viện K giai đoạn 2014-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ  …………………………………………………………………………………………..  1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU  …………………………………………………………..  3

1.1.  Nhắc lại giải phẫu các nhóm hạch của phổi  ………………………………………….  3

1.2.  Đặc điểm mô học hạch bạch huyết  ……………………………………………………..  6

1.3.  Phân loại mô bệnh học ung thư phổi  …………………………………………………..  7

1.4.  Đặc điểm mô bệnh học ung thư phổi  …………………………………………………  13

1.4.1.  Ung thư biểu mô tế bào vảy  ………………………………………………………….  13

1.4.2.  Ung thư biểu mô tuyến  ………………………………………………………………..  14

1.4.3.  Ung thư biểu mô tế bào nhỏ  ………………………………………………………….  14

1.4.4.  Ung thư biểu mô tế bào lớn  ………………………………………………………….  15

1.4.5.  Ung thư biểu mô tuyến-vảy  ………………………………………………………….  15

1.5.  Giai đoạn TNM  ……………………………………………………………………………..  15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  …………………..  18

2.1.  Đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………….  18

2.2.  Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………..  18

2.2.1.  Thiết kế nghiên cứu  …………………………………………………………………….  18

2.2.2.  Biến số và chỉ số nghiên cứu  ………………………………………………………..  18

2.2.3.  Công cụ, quy trình thu thập số liệu  ………………………………………………..  19

2.3.  Địa điểm nghiên cứu  ………………………………………………………………………  20

2.4.  Thời gian nghiên cứu  ……………………………………………………………………..  20

2.5.  Xử lý số liệu  …………………………………………………………………………………  20

2.6.  Khía cạnh đạo đức của đề tài  …………………………………………………………..  20

Chương 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU  ……………………………………………………….  21

3.1.  Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu  ………………………………………….  21

3.2.  Tình trạng di căn hạch ……………………………………………………………………  22 

3.3.  Mối liên quan giữa tình trạng hạch và giải phẫu bệnh, lâm sàng  ……………  25

Chương 4: BÀN LUẬN  ……………………………………………………………………………  33

4.1.  Về đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………  33

4.2.  Tình trạng di căn hạch ……………………………………………………………………  33

4.3.  Mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch và giải phẫu bệnh, lâm sàng  …..  37

KẾT LUẬN  …………………………………………………………………………………………….  43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Trawis W.D, Brambilla E, Müller-Hermlink H.K, Harris C.C, et al. (2004). World  Health  Organization  classification  of  tumour.  Pathology  and genetics of tumour of the lung, pleura, thymus and heart, Lyon. IARC press.

2.  Carole A.R, Aoife M.M  and Michelle S.G.  (2013). Epidermiology of lung cancer. Semin Intervent Radiol. 30(2). 1-70

3.  Bùi Diệu và cs (2014). Báo cáo tình hình hoạt động phòng chống ung thư giai đoạn 2011-2014 thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2. 21-28.

4.  AJCC. (2010). Cancer Staging Manual. Seventh edition. 253-270.

5.  Phạm  Mạnh  Cường  (2014),  Nghiên  cứu  phân  loại  mô  bệnh  học  ung  thư biểu mô phổi theo  WHO 2004 và IASLC/ATS/ERS 2011 có sử  dụng dấu ấn hóa mô miễn dịch,Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

6.  Lê Trung Thọ  (2007),  Nghiên cứu áp dụng mô bệnh học ung thư biểu mô phế quản của Tổ Chức Y Tế Thế  Giới (1999),Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

7.  Travis W.D, Brambilla E, Burke A.P et al (2015).  WHO Classification of Tumor of the Lung, Pleura, Thymus and Heart, IARC, Lyon, France.

8.  Phan Lê Thắng (2002),  Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học ung thư phổi nguyên phát  đã  phẫu  thuật  tại  Bệnh  viện  K  1999-2001,  Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

9.  Mackinnon A.C và Husain A.N (2009). Update in neoplastic lung deseases and mesothelinoma. Arch Pathor Lab Med.133(11). 1733

10.  Lê Sỹ  Sâm, Đỗ Kim Quế. (2007). Kích thước khối u có liên quan với nguy cơ di căn hạch và tỷ  lệ  sống còn trong ung thư phổi không phải tế  bào nhỏ. Y Học TP. Hồ Chí Minh.11(1). 390-396.

11.  Ngô Thế Quân và cs. (2007). Phân loại mô bệnh học ung thư phế quản theo phân loại của Tổ chức Y tế thế  giới –  1999. Y học TP. Hồ Chí Minh.  11(3).47-53. 

12.  Yoshiharu  O  et  al.  (2004).  Metastases  in  Mediastinal  and  Hilar  Lymph Nodes  in  Patients  with  Non–Small  Cell  Lung  Cancer:  Quantitative  and Qualitative  Assessment  with  STIR  Turbo  Spin-Echo  MR  Imaging. Radiology 2004.231. 872–879.

13.  Plenzel K.L, Mönig S.P, Sinning J.M, et al. (2003). Lymph Node Size and Metastatic  Infiltration  in  Non-small  Cell  Lung  Cancer.  Chest  2003.  123. 463-467.

14.  Nguyễn Khắc Kiểm, Phan Lê Thắng và Phạm Văn Bình (2014). Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi điều trị ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh viện K. Tạp chí ung thư học Việt Nam.2. 272-277.

15.  Nguyễn Văn Chủ  (2009). Nghiên cứu tình trạng di căn hạch rốn phổi và hạch trung thất của ung thư phổi. Y học TP.Hồ Chí Minh.13(6). 275-281.

16.  Keith  M.K  et  al  (1992).  Pathological  assessment  of  mediastinal  lymph nodes  in  lung  cancer:  implications  for  noninvasive  mediastinal  staging. Thorax. 47. 337-341.

17.  Phan Lê Thắng và Nguyễn Bá Đức (2014). Đánh giá di căn hạch trong ung thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  giai  đoạn  I-IIIA.  Tạp  chí  ung  thư  học  Việt Nam.2. 268-271.

18.  Hiroaki  O  et  al.  (2002).  Endobronchial  Ultrasonography  for  Mediastinal and Hilar Lymph Node Metastases of Lung Cancer. Chest 2002. 121. 1498-1506.

19.  Nguyễn  Thị  Hoài  Nga,  Bùi  Diệu,  Trần  Văn  Thuấn  và  Bùi  Công  Toàn (2014).  Một  số  đặc  điểm  dịch  tễ,  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  ung  thư  phổi nguyên phát chẩn đoán điều trị  tại Bệnh viên K trong 10 năm từ  2001 đến 2010. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2. 261-267.

20.  Lê Phi Long và cs (2008). Phẫu-hóa trị  ung thư phổi tại bệnh viện Đại học Y-Dược. Y học thành phố Hồ Chí Minh.12(4). 165.

21.  Keiji S et al (1997). Pulmonary Hilar Lymph Node Metastases from Lung Cancer:  Evaluation  Based  on  Morphology  at  Thin-Section,  Incremental, Dynamic CT’. Radiology. 203.187-195

Leave a Comment