ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐẠI BÀO ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG CẮT RỘNG BƯỚU, GHÉP CHỎM XƯƠNG MÁC TỰ THÂN VÀ TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUAY TRỤ DƯỚI

ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐẠI BÀO ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG CẮT RỘNG BƯỚU, GHÉP CHỎM XƯƠNG MÁC TỰ THÂN VÀ TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUAY TRỤ DƯỚI

ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐẠI BÀO ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG CẮT RỘNG BƯỚU, GHÉP CHỎM XƯƠNG MÁC TỰ THÂN VÀ TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUAY TRỤ DƯỚI.Bướu đại bào vùng đầu dưới xương quay chiếm khoảng 10%, là vị trí phổ biến thứ 3 sau đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Hiện nay, điều trị bướu đại bào (BĐB) đầu dưới xương quay vẫn còn là một thách thức vì yêu cầu phải lấy hết bướu nhưng vẫn giữ tối đa chức năng chi. Trong khi đó, bướu thường phát hiện trễ, mô mềm xung quanh ít, gần đầu dưới xương trụ, các xương cổ tay và các cấu trúc thần kinh, mạch máu, gân và bướu hay phá vỡ vỏ xương ra bên ngoài.
Do nạo bướu kèm ghép xương có tỉ lệ tái phát cao từ 25% – 80%, vì vậy cần phải mở rộng bờ nạo bằng máy mài cao tốc kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ (nitrogen lỏng, phenol, xi măng…). Bên cạnh đó, BĐB đầu dưới xương quay hay tái phát tại chỗ và tỉ lệ di căn phổi cao hơn so với bướu ở các vị trí khác.
Hầu hết các nghiên cứu hiện nay cho rằng các bướu có Xquang độ I, II theo phân độ của Campanacci có thể nạo bướu. Cắt rộng bướu vùng đầu dưới xương quay kèm tái tạo khuyết hổng xương được cân nhắc cho bướu có Xquang độ III. Có nhiều phương pháp tái tạo khuyết hổng xương như ghép xương chày, ghép xương mào chậu, ghép xương trụ cùng bên, ghép xương đồng loại, thay khớp nhân tạo, ghép thân và chỏm xương mác tự thân có hoặc không có cuống mạch máu. Trong đó, ghép thân và chỏm xương mác tự thân có hoặc không có cuống mạch máu được sử dụng rộng rãi.
Phương pháp ghép thân và chỏm xương mác tự thân có cuống mạch máu giúp xương ghép liền nhanh nhưng cần phải lấy đoạn xương ghép dài, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kỹ thuật vi phẫu và thời gian2 phẫu thuật kéo dài. Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về BĐBX, nhưng chỉ có công trình của Đoàn Long Vân, Lê Chí Dũng,
Nguyễn Văn Thắng báo cáo về phương pháp – kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay. Trong đó, kết quả chức năng cổ tay của nhóm cắt rộng bướu và ghép xương là rất hạn chế.
Một trong những biến chứng hay gặp khi ghép thân và chỏm xương mác tự thân trong điều trị BĐB đầu dưới xương quay là trật hoặc bán trật khớp cổ tay và nguyên nhân là do mất vững khớp cổ tay. Nhiều nghiên cứu cho thấy phức hợp sụn sợi tam giác (PHSSTG) đóng vai trò quan trọng trong giữ vững cổ tay với cẳng tay.
Sấp ngửa cổ tay thông qua sấp ngửa cẳng tay là quan trọng trong hầu hết các hoạt động hàng ngày. Cẳng tay bị giới hạn sấp ngửa là một trở ngại thực sự, hầu hết là do mất vững khớp quay trụ dưới nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cơ sinh học cho thấy dây chằng quay trụ dưới (DCQTD) là thành phần của PHSSTG có vai trò giữ vững chính của khớp quay trụ dưới. Như vậy, để phục hồi tối đa chức năng chi sau ghép thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch máu trong điều trị BĐB đầu dưới xương quay cần phải tái tạo các cấu trúc giải phẫu ở cổ tay, đặc biệt là DCQTD. Tái tạo DCQTD thường được thực hiện sau chấn thương và gây mất vững khớp quay trụ dưới (KQTD) dẫn đến đau, giảm sức cầm nắm và có các triệu chứng cơ học.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu báo cáo về tái tạo dây chằng “quay – trụ dưới” (DCQTD) sau cắt rộng bướu vùng đầu dưới xương quay kèm ghép thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch máu trong điều trị BĐB đầu dưới xương quay.3
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay bằng ghép chỏm xương mác tự thân kèm tái tạo dây chằng quay trụ dưới”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định kết quả điều trị về ung bướu học của phẫu thuật cắt rộng BĐB đầu dưới xương quay.
 Xác định kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay về tạo hình và chỉnh hình.
 Xác định tỉ lệ các biến chứng trong và sau điều trị.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân BĐB đầu dưới xương quay, có Xquang độ III theo phân độ Xquang của Campanacci kể cả các trường hợp bướu tái phát, được phẫu thuật cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch máu và tái tạo dây chằng “quay – trụ dưới” bằng gân gan tay dài tại Khoa Bệnh học Cơ – Xương – Khớp Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh trong thời gian
nghiên cứu từ 01/2010 – 06/2020.
 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, tiến cứu.
4. Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn Giảm tỉ lệ tái phát, bên cạnh việc ghép xương còn thực hiện tái tạo dây chằng “quay – trụ dưới” nên mang lại kết quả tốt về tạo hình, chỉnh
hình và phục hồi chức năng

ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐẠI BÀO ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG CẮT RỘNG BƯỚU, GHÉP CHỎM XƯƠNG MÁC TỰ THÂN VÀ TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUAY TRỤ DƯỚI

Leave a Comment