Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập
Luận án Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập.Từ hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Với hơn 84 triệu dân thì việc phát triển ngành dược phẩm là một điều tất yếu và rất đáng được quan tâm ở Việt Nam. Nước ta là nước nhiệt đới nhiều bệnh tật phát sinh nên nhu cầu sử dụng thuốc hàng năm là rất lớn. Theo thống kê của Cục quản lí dược Việt Nam, tiêu dùng thuốc hàng năm của người dân đã tăng nhanh: năm 2005 là 9.85 USD/người, năm 2006 là 11.28 USD/người và năm 2007 là 13.28 USD/người. Dự kiến con số này sẽ còn tăng cao trong những năm tới đây khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Hiện nay thị trường thuốc Việt Nam chủ yếu được cung ứng bởi hai nguồn chính là thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Trong những năm qua, ngành công nghiệp dược trong nước đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của ngành là 12%/năm. Sản xuất trong nước đã đáp ứng được trên 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Toàn ngành phấn đấu sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% trị giá tiền thuốc vào năm 2010 và 70% năm 2015. Tuy nhiên, trên thực tế ngành dược phẩm Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thử thách gay gắt. Thị trường trong nước bị thuốc ngoại chiếm giữ (chiếm tới 60% thị phần). Các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng sản xuất ra các loại thuốc đặc trị, chủ yếu vẫn là thuốc thông thường chủng loại chưa phong phú. Nhiều loại thuốc trong nước có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu do đó khả năng cạnh tranh là chưa cao. Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, mối quan hệ nước ngoài ngày càng tăng đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dược phẩm theo cam kết ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều. Chính vì thế để có thể phát triển, chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì việc ngành dược phẩm Việt Nam đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh thay thế hàng nhập khẩu là điều tất yếu. Đó cũng chính là lí do vì sao em chọn đề tài “Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về ngành dược phẩm Việt Nam, thực trạng phát triển và khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại tại thị trường nội địa đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường dược phẩm khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển của dược phẩm Việt Nam và dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam, khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập. Trong đó đi sâu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của dược phẩm Việt Nam và dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh và đưa ra những giải pháp cho dược phẩm Việt Nam trong những năm tới.
Phạm vi nghiên cứu là thị trường dược phẩm Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây.
4.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc thu thập tài liệu thực tế kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu và tạo cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đã được đưa ra.
5.Bố cục của khoá luận
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về dược phẩm và ngành dược phẩm Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển và khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập
Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ………………………………………
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DƯỢC PHẨM VÀ NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM4
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DƯỢC PHẨM4
1. Khái niệm dược phẩm4
2. Vị trí, vai trò của dược phẩm6
3. Đặc điểm của dược phẩm7
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM10
1. Sự hình thành và phát triển10
2. Đặc điểm của ngành dược phẩm Việt Nam13
3. Quản lí của Nhà nước về dược phẩm14
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH17
1. Ngành dược phẩm Pháp18
2. Ngành dược phẩm Ấn Độ19
3. Ngành dược phẩm Trung Quốc21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI NHẬP23
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM23
1. Hệ thống doanh nghiệp dược Việt Nam24
2. Thực trạng sản xuất dược phẩm27
2.1 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sản xuất dược phẩm27
2.1.1 Cơ sở vật chất – kĩ thuật27
2.1.3 Nguồn nhân lực31
2.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ31
2.1.5 Các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất dược phẩm32
2.2. Tình hình sản xuất dược phẩm ở Việt Nam35
2.3 Thực trạng phân phối dược phẩm48
2.3.1 Tổng quan về hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam48
2.3.2 Thực trạng phân phối dược phẩm sản xuất trong nước51
II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI57
1. Môi trường cạnh tranh57
2. Thực trạng phát triển của dược phẩm ngoại tại thị trường Việt Nam63
2.1 Đặc điểm của dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam63
2.2 Tác động của dược phẩm ngoại nhập đến thị trường dược phẩm Việt Nam70
2.2.1 Sự biến động của giá thuốc70
2.2.2 Tình hình cung ứng thuốc nội cho bệnh viện70
3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập71
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI NHẬP74
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM.74
1. Những cơ sở để định hướng phát triển ngành dược74
1.1 Xu hướng phát triển của ngành dược phẩm thế giới74
1.2 Tiềm năng của thị trường Việt Nam75
2. Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam78
II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VỚI DƯỢC PHẨM NGOẠI.79
1. Giải pháp từ các cấp quản lý79
1.1 Giải pháp từ Chính phủ80
1.1.1 Xây dựng đồng bộ, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về dược phẩm80
1.1.2. Tăng cường điều tiết thị trường dược phẩm cho phù hợp81
1.2. Giải pháp từ ngành dược phẩm84
1.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dược84
1.2.2. Tăng cường quản lý hành nghề, đăng kí kinh doanh và chất lượng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu85
1.2.3. Thường xuyên công bố danh mục thuốc thiết yếu và thuốc hiếm86
2. Giải pháp từ các doanh nghiệp86
2.1 Nâng cao năng lực sản xuất86
2.1.1 Thay đổi tư duy đầu tư và chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý86
2.1.2. Tăng cường vốn đầu tư và đổi mới công nghệ89
2.1.3. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất90
2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực90
2.1.5. Đẩy mạnh khai thác thông tin91
2.2 Giải pháp về sản phẩm92
2.2.1 Đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm92
2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm93
2.2.3. Kiểm soát chi phí hạ giá thành sản phẩm93
2.2.4. Phát triển sản phẩm Đông dược94
2.3. Xây dựng hệ thống phân phối mạnh95
2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu dược phẩm Việt Nam96
2.5 Đẩy mạnh liên kết96
KẾT LUẬN98
TÀI LIỆU THAM KHẢO99
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Michael Poter – Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael Porter – Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (2005)
2.Bộ Y tế – Văn bản Hội nghị ngành Dược năm 2008 (2008)
3.Bộ Y tế -Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc năm 2007. (2007)
4.Bộ Y tế – Hội nghị tổng kết công tác dược năm 2002 và triển khai công tác dược năm 2003 (2003)
5.Bộ Y tế – Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về dược” (2005)
6.Bộ Y tế – Hội nghị tăng cường sử dụng thuốc trong nước (2005)
7.Bộ Y tế – Cục quản lý dược Việt Nam – Dự thảo báo cáo Công tác quản lý Nhà nước về dược năm 2004 và Kế hoạch công tác năm 2005 (2005)
8.Bộ Y tế – Báo cáo tổng kết quy hoach tổng thể đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam thời kì 1996 – 2010 (1996)
9.PGS, TS. Lê Văn Truyền – Đón đầu sản xuất Supergeneric từ các hoạt chất hết bản quyền – Một hướng đi cho công nghiệp dược Việt Nam (2005)
10. Bộ Y tế – Ngành dược 60 năm cách mạng Việt Nam xây dựng và trưởng thành 1945 – 2005 – Nhà xuất bản Y học (2005)
11. Bộ Y tế – Các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dược – Nhà xuất bản Y học (2002)
12. Luật dược của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
13. Nghị đinh Số 79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
14. Bộ y tế – Niên giám thống kê Y tế 2004, 2005, 2006.
15. Bộ Y tế – Cung ứng thuốc thiết yếu chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo – Nhà xuất bản Y học (2005
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất