ghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay

ghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay

 Luận ánNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay.Hội chứng ống cổ tay là hội chứng có tổn thương thần kinh ngoại vi thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng ở nhiều chuyên khoa khác nhau (Thần kinh, Cơ Xương Khớp, Ngoại khoa…). Ở Mỹ khoảng 3% người trưởng thành có biểu hiện hội chứng này[1]. Ở Pháp hàng năm có tới 120.000 ca phải phẫu thuật.

Nguyên nhân của hội chứng ống cổ taylà do thần kinh giữa bị chèn ép trong ống hẹp. Thần kinh bị chèn ép thời gian đầu phù nề, xung huyết sau đó xơ, mất myelin ở những thể viêm cũ.Đây là một bệnh liên quan tới nghề nghiệp: nội trợ, nhân viên văn phòng…
Chẩn đoán hội chứng ống cổ taydựa vào lâm sàng, điện cơ và siêu âm. Mỗi một phương pháp đều có giá trị nhất định trong chẩn đoán và bổ sung cho nhau. Càng kết hợp nhiều phương pháp càng cho giá trị chẩn đoán cao, tránh được hiện tượng âm tính giả và dương tính giả.
Lâm sàng là phương pháp được sử dụngphổ biến để chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay.Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng theo hiệp hộithần kinh học Hoa Kỳ (gồm các dấu hiệu cơ năng và test khám). Các Test khám thường được ứng dụng trong chẩn đoán bệnhgồm: Test Tinel, Test Phalen và Test ấn vùng cổ tay. Theo nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới độ nhạy của  TestPhalen dao động từ40% – 80%, Test Tinel từ 25 – 60% [2].
Điện cơra đời từ năm 1950 góp phần chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và phân độ nặnghội chứng ống cổ tay.Điện cơ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Độ nhạy và độ đặc hiệu của điện cơtheo một số nghiên cứu là trên 85% và 95%[3].  
Tiếp theo điện cơ, siêu âm và siêu âm Doppler năng lượng cũng là một phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tayvới độ nhạy và độ đặc hiệu dao động từ 45-96,3% và 57-97%[4], [5]. Siêu âm bổ sung cho điện cơ trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay. Siêu âm chẩn đoán các trường hợp không điển hình. Theo một số nghiên cứu siêu âm có vai trò trong phân độ nặng Hội chứng ống cổ tay[6].
Ở Việt nam các nghiên cứu về lâm sàng, điện cơ và siêu âm trong Hội chứng ống cổ taycòn đơn lẻ, số lượng bệnh nhân ít. Chưa có nghiên cứu đánh giá về vai trò của siêu âm trong Hội chứng ống cổ tay và mối liên quan giữa siêu âm với lâm sàng và điện cơ trong phân độ nặng hội chứng ống cổ tay. Vì vậy chúng tôi tiến hànhđề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay” với 2 mục tiêu sau:
1/ Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện cơ và giá trị của siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay. 
2/ Khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, điện cơ với siêu âm Doppler năng lượng.
 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY 3
1.1.1.  Khái niệm hội chứng ống cổ tay 3
1.1.2.  Dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu ống cổ tay 3
1.1.3.  Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh hội chứng ống cổ tay 5
1.2.  CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY 9
1.2.1.  Chẩn đoán lâm sàng 9
1.2.3.  Siêu âm trong Hội chứng ống cổ tay 22
1.2.4.  Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác 24
1.2.5.  Điều trị Hội chứng ống cổ tay 25
1.3.  TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 27
1.3.1.  Thế giới 27
1.3.2. Ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 42
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Tiêu chuẩnchọn bệnh nhân nghiêncứu và nhóm chứng 42
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43     
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.3.1.  Cỡ mẫu 43
2.3.2.  Thiết kế nghiên cứu 44
2.4. THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 45
2.4.1. Phươngpháp thu thập số liệu 45
2.4.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 45
2.5. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 62
2.5.1. Làm sạch số liệu 62
2.5.2. Cách mã hóa 63
2.5.3. Xử lý số liệu nghiên cứu 63
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 66
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 67
3.1.1. Đặc điểm về giới 67
3.1.2. Đặc điểm về tuổi 68
3.1.3. Chỉ số khối cơ thể 68
3.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp 69
3.1.5. Thời gian mắc bệnh 70
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN CƠ VÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY 70
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 70
3.2.2.  Đặc điểm chẩn đoán điện 72
3.2.3.  Đặc điểm siêu âm và giá trị của siêu âm trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay 73
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VỚI SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯỢNG 78
3.3.1. Liên quan giữa lâm sàng với chẩn đoán điện và siêu âm 78
3.3.2. Liên quan giữa chẩn đoán điện và siêu âm 82
3.3.3. Liên quan giữa siêu âm và siêu âm Doppler năng lượng 86
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 88
4.1.  ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 88
4.1.1. Đặc điểm về giới 88
4.1.2.  Đặc điểm về tuổi 88
4.1.3.  Chỉ số khối cơ thể 90
4.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp 90
4.1.5. Thời gian mắc bệnh 91
4.2.  ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN CƠ VÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY 92
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 92
4.2.2.  Đặc điểm chẩn đoán điện 103
4.2.3.  Đặc điểm siêu âm, giá trị chẩn đoán của siêu âm trong hội chứng ống cổ tay 110
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VỚI SIÊU ÂM TRONG HCOCT 123
4.3.1. Liên quan giữa lâm sàng với chẩn đoán điện và siêu âm 123
4.3.2. Liên quan giữa chẩn đoán điện với siêu âm 125
4.3.3. Liên quan giữa siêu âm với siêu âm Doppler năng lượng 129
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán điện theo các thông số dẫn truyền 31
Bảng 3.1.  Các triệu chứng lâm sàng Hội chứng ống cổ tay 70
Bảng 3.2.  Các test khám lâm sàng 71
Bảng 3.3.  Phân độ lâm sàng theo thang điểm Mauro Mondelli 71
Bảng 3.4.  Giá trị trung bình các chỉ số chẩn đoán điện 72
Bảng 3.5.  Các bất thường trên chẩn đoán điện trong HCOCT 72
Bảng 3.6.  Phân độ chẩn đoán điện theo Steven’s 73
Bảng 3.7.  Đặc điểm hình thái siêu âm thần kinh giữa 73
Bảng 3.8.  Đặc điểm tính chất siêu âm thần kinh giữa 74
Bảng 3.9.  Độnhạy và độ đặc hiệu của siêu âm theo đường cong ROC 75
Bảng 3.10.  Phân độ siêu âm theo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa 76
Bảng 3.11.  Phân độ tăng sinh mạch trên ống cổ tay bệnh 77
Bảng 3.12.  Liên quan giữa phân độ lâm sàng theo M.Mondelli với các chỉ số chẩn đoán điện 78
Bảng 3.13.  Liên quan giữa phân độ lâm sàng theo M.Mondelli và phân độ chẩn đoán điện 79
Bảng 3.14.  Liên quan giữa điểm Boston và phân độ chẩn đoán điện 79
Bảng 3.15.  Tương quan giữa điểm Boston với phân độ chẩn đoán điện 80
Bảng 3.16.  Liên quan giữa phân độ M.Mondelli với chỉ số siêu âm 80
Bảng 3.17.  Liên quan giữa phân độ sàng và phân độ siêu âm 81
Bảng 3.18.  Tương quan giữa phân độ lâm sàng M.Mondelli với siêu âm 81
Bảng 3.19.  Liên quan giữa phân độ lâm sàng và số điểm mạch 82
Bảng 3.20.  Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và chỉ số siêu âm 82
Bảng 3.21.  Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và phân độ siêu âm 83
Bảng 3.22.  Tương quan giữa phân độ chẩn đoán điện và chỉ số siêu âm 84
Bảng 3.23.  Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và số điểm mạch 85
Bảng 3.24.  Liên quan giữa phân độ siêu âm và số điểm mạch 86
Bảng 3.25.  Liên quan giữa diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa (CSAb) và mức độ tăng sinh mạch 87
Bảng 4.1.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của test Phalen theo một số nghiên cứu trên thế giới 96
Bảng 4.2.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của Test Tinel theo một số nghiên cứu trên thế giới 98
Bảng 4.3.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của test ấn vùng cổ tay 100
Bảng 4.4.  Giá trị chẩn đoán của các thông số chẩn đoán điện theoNguyễn Ngọc Bích 105
Bảng 4.5.  Giá trị chẩn đoán của chẩn đoán điện theoChâu Hữu Hầu 106
Bảng 4.6.  Giá trị chẩn đoán của chẩn đoán điện theo Đỗ Lập Hiếu 106
Bảng 4.7.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán điện theo giá trị thời gian tiềm cảm giác và vận động 107
Bảng 4.8.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán điện theo thời gian tiềm cảm giác và tốc độ dẫn truyền 109
Bảng 4.9.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay 114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1.  Lê Thị Liễu, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Vai trò của siêu âm Doppler năng lượng trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay, Tạp chí Nội khoa, tháng 04/2016.
2.  Lê Thị Liễu, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), (2017), Vai trò của siêu âm Doppler năng lượng trong chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của Hội chứng ống cổ tay, Tạp chí Nội khoa tháng 5/2017.

Leave a Comment