Hiệu quả việc sử dụng hạt nêm, dầu ăn bổ sung vi chất ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Hiệu quả việc sử dụng hạt nêm, dầu ăn bổ sung vi chất ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Luận án Hiệu quả việc sử dụng hạt nêm, dầu ăn bổ sung vi chất ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là biểu hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài ảnh hưởng tới chiều cao. SDD không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ mà còn dẫn đến những hậu quả tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động khi trưởng thành. Theo Black RE, tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm trong hai thập kỷ qua, nhưng vẫn còn cao ở Nam Á và châu Phi vùng hạ Sahara, ảnh hưởng tới ít nhất 165 triệu trẻ em toàn cầu [58]. Có 52 triệu trẻ em dưới 5 tuổi SDD cấp tính, 155 triệu trẻ SDD thấp còi [67]. Thiếu vitamin A và kẽm là nguyên nhân gây ra tử vong, thiếu sắt cùng với SDD thấp còi góp phần làm cho trẻ em phát triển không đạt được tiềm năng tối ưu [58]. Tỷ lệ SDD thấp nhất là vùng châu Mỹ La tinh và Carribe [136]. Người ta ước tính rằng SDD thấp còi, cấp tính nặng và chậm phát triển thai nhi ảnh hưởng tới 2,2 triệu người chết và 21% trẻ em dưới 5 tuổi, những người chịu ảnh hưởng bởi gánh nặng bệnh tật [110]. Ở Việt Nam, SDD là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng (SKCĐ) và sự phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2015, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là 24,6% [153], ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là những vấn đề có YNSKCĐ ở nhiều nước đang phát triển. Tỷ lệ thiếu máu hiện mắc cao nhất ở Trung Phi, Tây Phi và Nam Á [129]. Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp 40% ở trẻ trước tuổi đi học, 30% ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và 38% ở phụ nữ mang thai [61], [114], [129]. Theo thống kê của WHO và Qũy nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), trên toàn cầu có 750 triệu trẻ em bị thiếu máu, trên 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm [142]. Thiếu sắt thường đi kèm với thiếu vitamin A, thiếu kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác [142]. Thiếu kẽm đã gây ra khoảng
nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi chết mỗi năm [89].
Tại Việt Nam, vùng nông thôn, vùng nghèo tình trạng SDD kết hợp với thiếu vi chất vẫn còn khá phổ biến. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc năm 2014 là 27,8%, trong đó cao nhất là miền núi 31,2%. Thiếu vitamin A vùng miền núi (16,1%) [45]. Thiếu kẽm ở trẻ em 69,4%, cũng cao nhất ở miền núi là 80,8% [45]. Thiếu vi chất do nguyên nhân chủ yếu là khẩu phần ăn của trẻ không đảm bảo, nhất là thực phẩm bổ sung nghèo protein nguồn gốc động vật và nghèo vi chất dinh dưỡng, được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng thấp còi.
Để đối phó với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, những chiến lược đã triển khai tại các nước phát triển và đang phát triển: 1) Đảm bảo chế độ ăn uống và đa dạng hóa bữa ăn; 2) Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và 3) phòng chống nhiễm giun cho trẻ học đường [148]. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của tăng cường vitamin A vào dầu ăn cho thấy cải thiện có ý nghĩa về nồng độ hemoglobin và vitamin A [15]. Nghiên cứu tăng cường vi chất vào bánh quy cho thấy sự thay đổi nồng độ hemoglobin, ferritin và vitamin A và giảm tỷ lệ thấp còi [106]. Bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các chỉ số nhân trắc sau 6 tháng can thiệp [18], [19]. Bổ sung kẽm ở trẻ dưới 3 tuổi cũng cho thấy mức tăng cân nặng và chiều dài tốt hơn [105].
Giải pháp tăng cường vi chất vào thực phẩm đang được coi là một cách tiếp cận dài hạn để kiểm soát tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Vì vậy, việc nghiên cứu một loại sản phẩm bổ sung vi chất có khả năng cải thiện được tình trạng dinh dưỡng, phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm đưa ra bằng chứng khoa học cho một giải pháp can thiệp mới để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như cải thiện thể chất người Việt Nam là cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả việc sử dụng hạt nêm, dầu ăn bổ sung vi chất ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam“.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng dinh dưỡng ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, năm 2015.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp với các chỉ số hemoglobin, vitamin A và kẽm huyết thanh ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi trong sử dụng sản phẩm hạt nêm bổ sung kẽm và dầu ăn, hạt nêm bổ sung vitamin A sau 6 tháng can thiệp.
3. Đánh giá sự thay đổi chỉ số nhân trắc ở trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi trong sử dụng sản phẩm hạt nêm bổ sung kẽm và dầu ăn, hạt nêm bổ sung vitamin A sau 6 tháng can thiệp.
Giả thuyết nghiên cứu can thiệp:
1. Sử dụng hạt nêm bổ sung kẽm và dầu ăn, hạt nêm bổ sung vitamin A trên trẻ nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi 36 – 59 tháng tuổi làm tăng nồng độ hemoglobin, vitamin A và kẽm huyết thanh so với sử dụng hạt nêm không bổ sung.
2. Sử dụng sản phẩm bột nêm bổ sung kẽm và dầu ăn, hạt nêm bổ sung vitamin A trên trẻ nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi 36 – 59 tháng tuổi làm thay đổi các chỉ số suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu.
KHUYÊN NGHỊ
Triển khai sử dụng hạt nêm, dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng (vitamin A, kẽm) thay thế cho việc sử dụng các sản phẩm hạt nêm và dầu ăn không bổ sung trong bữa ăn trẻ tiền học đường là cần thiết để cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng; đồng thời tiến hành nghiên cứu can thiệp 12-18 tháng để đánh giá hiệu quả can thiệp đối với tình trạng dinh dưỡng cho trẻ 36-59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi.
Khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm tự nguyện tăng cường vi chất vào thực phẩm (vitamin A, kẽm, sắt, canxi) để góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng. Cần có những chính sách hỗ trợ/luật định của cơ quan nhà nước (do Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất xây dựng) để có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và sự tham gia của cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú (2017), “Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 36-47 tháng tuổi tại trường mầm non, huyện Thanh Liêm, Hà Nam năm 2015”, Tạp chí Y học Việt Nam, 458 (1), tr. 125-128.
2. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú (2017), “Tình trạng thiếu kẽm và yếu tố liên quan ở trẻ 36-59 tháng tuổi suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, năm 2015”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 13(6), tr 5 -11.
3. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Phạm Thị Thanh Bình, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú (2017), “Tình trạng thiếu vitamin A và một số yếu tố liên quan ở trẻ 36-59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Đồng bằng sông Hồng, năm 2015”, Tạp chí Y học Việt Nam, 458 (2), tr 216-220.
4. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Kim Tiến, Trần Thúy Nga, Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Song Tú (2017), “Tình trạng thiếu máu ở trẻ 36-59 tháng tuổi nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, năm 2015”, Tạp chí Y học Dự phòng, 27(6), tr. 42-49.
5. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú (2017), “Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ mầm non 36-59 tháng tuổi ở huyện thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2015”, Tạp chí Y học Dự phòng, 27(6), tr 183-190.
6. Hoàng Văn Phương, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú, Nguyễn Thị Phương Trang, Lê Danh Tuyên, Trần Khánh Vân (2017), “Hiệu quả của sử dụng hạt nêm và dầu ăn tăng cường vitamin A đến tình trạng vitamin A của trẻ 36 – 66 tháng tuổi suy dinh dưỡng và nguy cơ thấp còi”, Tạp chí Y học Dự phòng, 27(9), tr 18-25.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2003), Quyết định số 6289/2003/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, Hà Nội.
2. Bùi Thị Nhung, Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Đỗ Vân Anh (2010), Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em tuổi học đường và tiền học đường tại 1 số trường mẫu giáo ở nông thôn và thành thị của Hải Dương, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo hội thảo xây dựng đề án dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng quốc gia, Hà Nội.
3. Cao Thị Thu Hương (2005), Đánh giá hiệu quả của bột giàu năng lượng và vi chất trong việc phòng chống thiếu dinh dưỡng trên trẻ 5-8 tháng tuổi thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
4. Đỗ Thị Hòa, Hà Huy Khôi, Nguyễn Thị Hiền và CS (1999), “Hiệu quả của bánh bích quy đã bổ sung vi chất trong việc cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng cho học sinh trường tiểu học ngoại thành Hà Nội ”, Tạp chí Y học thực hành, 8, tr.15-18.
5. Đỗ Thị Hòa, Đặng Thị Lý, Từ Giấy và CS (1999), “Thử nghiệm tăng cường vitamin A, sắt vào bánh bích quy và các kết quả bước đầu ”, Tạp chí Y học thực hành, 7, tr.11-14.
6. Đỗ Thị Kim Liên, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Văn Khang và CS (2006), “Hiệu quả của sữa và sữa giàu đa vi chất lên tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ học sinh tiểu học ”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2(1), tr. 41-48.
7. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Phạm Duy Tường (1990), “Tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung Vitamin A liều cao tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em”, Tạp chí Yhọc thực hành, 284, tr.5-8.
8. Lê Danh Tuyên, Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Lâm và CS (2017), Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2015. Tình hình dinh dưỡng chiến lược can thiệp 2011-2015 và định hướng 2016 – 2020. Nhà xuất bản Y học, tr.174-205.
9. Lê Danh Tuyên, Lê Bạch Mai (2016), Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Lê Danh Tuyên, Trần Thanh Đô, Nguyễn Duy Sơn và CS (2017), Tiến triển suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi từ năm 2011-2015. Tình hình dinh dưỡng chiến lược can thiệp 2011-2015 và định hướng 2016 – 2020, Nhà xuất bản Y học, tr.14-19.
11. Lê Danh Tuyên (2012), Phương pháp nhân trắc trong đánh giá dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, Nhà xuất bản Y học, tr.31-40.
12. Lê Thị Hợp, Trần Thị Lụa, Hà Huy Tuệ và CS (2011), “Hiệu quả của bổ sung sữa giàu năng lượng PediaPlus đến tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em 36-72 tháng tuổi vùng nông thôn”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7 (2), tr.49-56.
13. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Lê Thị Hương và CS (2016), “Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và mối liên quan với thiếu máu và thiếu kẽm ”, Tạp
chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 5(1), tr.57-63.
14. Lê Văn Giang (2014), Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với Selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7-10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
15. Nguyễn Đỗ Vân Anh, Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Ninh và CS (2008), “Hiệu quả của bổ sung vitamin A lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ 3- 5 tuổi tại xã Tiên Phương, Huyện Chương Mỹ, Hà Tây”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 4(1), tr.25-32.
16. Nguyễn Quang Dũng, Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp (2013), “Tình trạng dinh dưỡng, cấu trúc cơ thể của trẻ 3 – 5 tuổi tại 2 xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 9(2), tr.26-34.
17. Nguyễn Song Tú (2016), Hiệu quả bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của mẹ và trẻ tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên, Luận văn Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Văn Hoan (2010), “Bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất cho trẻ 6-36 tháng tuổi bị SDD thấp còi”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 71(6), tr.114-122.
19. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Văn Hoan (2011), “Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên chỉ số nhân trắc của trẻ SDD thấp còi 6¬36 tháng tuổi”, Tạp chí Y học dự phòng, XXI (1), tr.118.
20. Nguyễn Thanh Hà (2010), Hiệu quả bổ sung kẽm và Springkles đa vi chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, Bắc Ninh, Luận văn Tiến sĩ Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Cự, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn và CS (2005), “Hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu sau khi sinh”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 1, tr.21-26.
22. Nguyễn Thị Hương, Phạm Văn Thân (2016), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non, tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y học dự phòng, XXVI, 7 (180), tr.71-80.
23. Nguyễn Xuân Ninh (2010), Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009, Báo cáo đề tài cấp Viện, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2007), Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số khuyến nghị mới về biện pháp phòng chống. Tình hình Dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr.39-48.
25. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2003), “Vitamin A huyết thanh liên quan với hóc môn tăng trưởng IGF-I và chỉ số cân nặng, chiều cao ở trẻ em”, Tạp chí Yhọc thực hành, 6 (455), tr.31-33.
26. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Minh Tuấn (2012), “Thay đổi tình trạng vitamin A của trẻ sau uống vitamin A liều cao”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 8(4), tr.1-7.
27. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương, Đặng Trường Duy và CS (2009), “Hiệu quả của bổ sung đồ uống Milo đến tình trạng dinh dưỡng, thể lực, trí lực của trẻ em 7-8 tuổi tại Huyện Gia Bình, Bắc Ninh ”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 5 (3+4), tr.105-115.
28. Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Thị Ngần (2010), “Thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam, năm 2008”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 6 (3+4).
29. Nguyễn Xuân Ninh (2009), “Cập nhật một số vấn đề về Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 5(3+4), tr.23-29.
30. Nguyễn Xuân Ninh (2006), “Tình trạng vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ em Việt Nam”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2(1), tr.29-33.
31. Nguyễn Xuân Ninh (2005). Vitamin và khoáng chất – Từ vai trò sinh học đến phòng và điều trị bệnh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh (2010), “Sử dụng Sprinkles trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ em”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 6 (2), tr.1-9.
33. Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, Hà Nội.
34. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
35. Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Ninh, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và CS (2011), “Thiếu vitamin A ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh và yếu tố nguy
cơ”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7(1), tr.15-23.
36. Trần Thúy Nga, Trần Khánh Vân (2017), Định hướng chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng giai đoạn 2016 – 2020. Tình hình dinh dưỡng, chiến lược can thiệp 2011 – 2015 và định hướng 2016 – 2020, Nhà xuất bản Y học, tr. 478-485.
37. Trần Thúy Nga, Trần Khánh Vân (2017), Hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Tình hình dinh dưỡng chiến lược can thiệp 2011-2015 và định hướng 2016 – 2020, Nhà xuất bản Y học, tr.216-224.
38. Trần Thúy Nga, Trần Khánh Vân (2017), Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ giai đoạn 2011-2015. Tình hình dinh dưỡng chiến lược can thiệp 2011-2015 và định hướng 2016 – 2020, Nhà xuất bản Y học, tr.20-31.
39. Trần Thúy Nga (2017), Hiệu quả bổ sung sữa “Vinamilk 100% sữa tươi – học đường”, sữa “Vinamilk ADM GOLD – học đường” có bổ sung vi chất đối với tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở trẻ 7 – 10 tuổi sau 6 tháng can thiệp, Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài cấp Viện, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
40. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Chất khoáng vi lượng, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tr.119-128.
41. Trường Đại học Y tế công cộng (2005), Thống kê y tế công cộng, in Phần 2: phân tích số liệu, Nhà xuất bản Y học, tr.52-171.
42. Viện Dinh dưỡng (2010), Tổng điều tra Dinh dưỡng 2009 – 2010. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43. Viện Dinh dưỡng (2001), Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản Y học, tr.21-27.
44. Viện Dinh dưỡng (2011), Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2011¬2020 và tầm nhìn đến 2030, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
45. Viện Dinh Dưỡng (2015), Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 – 59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014 – 2015, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện, Hà Nội.
46. Viện Dinh dưỡng (2014), Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của sử dụng sữa tươi TH True milk bổ sung vi chất “ Sữa tươi tiệt trùng sữa học đường – có đường”của học sinh mẫu giáo và tiểu học của huyện Nghĩa Đàn, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
47. Viện Dinh dưỡng (2016), Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm, Hà Nội.
48. Viện Dinh dưỡng (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, tr.25-73.

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng ix
Danh mục biểu đồ, sơ đồ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN 5
1.1. VAI TRÒ CỦA KẼM, VITAMIN A ĐỐI VỚI SỨC KHỎE 5
1.1.1. Kẽm và vai trò sinh học của kẽm đối với sức khỏe 5
1.1.2. Vitamin A và vai trò sinh học của vitamin A đối với sức khỏe 8
1.2. TÌNH HÌNH DINH DƯỠNG VÀ THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG.. 11
1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới và Việt Nam 11
1.2.2. Thực trạng thiếu kẽm trên thế giới và Việt Nam 14
1.2.3. Thực trạng thiếu vitamin A trên thế giới và Việt Nam 15
1.2.4. Thực trạng thiếu máu trên thế giới và Việt Nam 16
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP VỀ BỔ SUNG VITAMIN
A, KẼM ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ VI CHẤT DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM 18
1.3.1. Nghiên cứu can thiệp về hiệu quả của bổ sung kẽm và vitamin A đối
với tình trạng vi chất dinh dưỡng 18
1.3.2. Nghiên cứu can thiệp về hiệu quả của bổ sung vitamin A/kẽm/vi chất
dinh dưỡng đối với tình trạng dinh dưỡng 28
1.4. CAN THIỆP SỬ DỤNG HẠT NÊM BỔ SUNG VI CHẤT TRONG CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG . 33
1.4.1. Lý do chọn sản phẩm nghiên cứu hạt nêm và dầu ăn bổ sung vi chất 33
1.4.2. Lý do chọn huyện Thanh Liêm là địa điểm nghiên cứu 36
CHƯƠNG 2 38
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu 40
2.2.3. Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu 43
2.2.4. Sản phẩm nghiên cứu can thiệp 45
2.2.5. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu 48
2.2.6. Một số tiêu chuẩn xác định, đánh giá dùng trong nghiên cứu 59
2.2.7. Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu 64
2.2.8. Phân tích và xử lý số liệu 66
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 67
2.2.10. Các biện pháp khống chế sai số 68
CHƯƠNG 3 69
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA QUẦN
THỂ ĐIỀU TRA SÀNG LỌC VÀ ĐIỀU TRA BAN ĐẦU 69
3.1.1. Thông tin chung về trẻ mầm non tại 9 xã của huyện Thanh Liêm 69
3.1.2. Mô tả thực trạng dinh dưỡng trẻ 36 – 59 tháng tuổi trường mầm non,
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 71
3.1.3. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ 36 – 59 tháng tuổi nguy cơ suy
dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Thanh Liêm 77
3.2. HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT . 82
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng được lựa chọn vào can thiệp 82
3.2.2. Hiệu quả sử dụng “Hạt nêm và dầu ăn bổ sung vitamin A” và “Hạt nêm bổ sung kẽm” đối với sự thay đổi chỉ số vi chất dinh dưỡng của trẻ mầm non nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi…. 85
3.2.3. Sự thay đổi chỉ số nhân trắc ở trẻ 36-59 tháng tuổi nguy cơ SDD và SDD thấp còi sau 6 tháng can thiệp sử dụng “Hạt nêm và dầu ăn bổ
sung vitamin A” và “hạt nêm bổ sung kẽm” 96
CHƯƠNG 4 102
BÀN LUẬN 102
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA QUẦN
THỂ ĐIỀU TRA SÀNG LỌC VÀ ĐIỀU TRA BAN ĐẦU 102
4.1.1. Đối tượng điều tra sàng lọc và tham gia nghiên cứu can thiệp 102
4.1.2. Mô tả thực trạng dinh dưỡng trẻ 36 – 59 tháng tuổi và tình trạng vi
chất dinh dưỡng ở trẻ nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 103
4.2. HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT 114
4.2.1. Hiệu quả sử dụng “Hạt nêm và dầu ăn bổ sung vitamin A” và “hạt nêm
bổ sung kẽm” đối với sự thay đổi chỉ số vi chất dinh dưỡng của trẻ mầm non SDD và nguy cơ SDD thấp còi 116
4.2.2. Sự thay đổi chỉ số chỉ số nhân trắc ở trẻ 36-59 tháng tuổi SDD và nguy cơ SDD thấp còi sau 6 tháng can thiệp sử dụng “Hạt nêm và dầu ăn bổ
sung vitamin A” và “Hạt nêm bổ sung kẽm” 131
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 138
4.4. TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 139
KẾT LUẬN 140
KHUYẾN NGHỊ 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
Phụ lục 1: SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT 161
Phụ lục 2: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN 166
Phụ lục 3: SỔ THEO DÕI SỬ DỤNG SẢN PHẨM VÀ BỆNH TẬT 4
Phụ lục 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU 7
Phụ lục 5: PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM 1
Phụ lục 6: PHÂN BỐ TỔNG SỐ TRẺ THAM GIA SỬ DỤNG THỰC PHẩM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG 11
PHỤ LỤC

Leave a Comment