GIÁ TRỊ PIVKA –II TRÊN NGƯỜI MẮC VIÊM GAN B, VIÊM GAN C MẠN TÍNH BIẾN CHỨNG UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁ TRỊ PIVKA –II TRÊN NGƯỜI MẮC VIÊM GAN B, VIÊM GAN C MẠN TÍNH BIẾN CHỨNG UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁ TRỊ PIVKA –II TRÊN NGƯỜI MẮC VIÊM GAN B, VIÊM GAN C MẠN TÍNH BIẾN CHỨNG UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Anh Thư1, Phạm Thanh Long2, Lê Minh Khôi1,3, Nguyễn Thị Băng Sương1,3,
Nguyễn Hoàng Bắc1,3
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) khó sàng lọc, phát hiện sớm vì bệnh tiến triển thầm lặng, thường không có triệu chứng gì. Mà nguyên nhân chính là nhiễm vi-rút viêm gan B (HBV) và vi-rút viêm gan C (HCV). Theo ước tính của WHO đến 2017, đã có 248 triệu người sống chung với viêm gan B mạn tính và 887.000 ca tử vong. Tương tự, số người nhiễm viêm gan C mãn tính ước tính tới 110 triệu người và khoảng 399.000 người chết. Chỉ dấu PIVKA-II được phát hiện là nhạy và đặc hiệu hơn AFP trong việc hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.


Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi giá trị các xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP), và PIVKA-II trong chẩn đoán bệnh HCC.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên hai nhóm bệnh nhân: nhóm bệnh nhân HCC, nhóm bệnh nhân viêm gan B và C. AFP, PIVKA-II được đo bằng điện di mao quản vi chip trên máy phân tích tự động μTASWako i30.
Kết quả: Nồng độ AFP, PVKA-II cao hơn có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân HCC so với những bệnh nhân không có HCC (p <0,05). Bên cạnh đó, AFP không có mối tương quan với các chỉ số lâm sàng ALT, AST, PT, Bilirubin toàn phần, Albumin. PIVKA-II có mối tương quan với mỗi nồng độ AST.
Kết luận: PIVKA-II góp phần gia tăng khả năng chẩn đoán, theo dõi điều trị ở những bệnh nhân viem gan mạn tính so với chỉ thực hiện AFP và các xét nghiệm sinh hoá khác

Nhiễm vi-rút viêm gan B (HBV) và vi-rút viêm gan C (HCV) là nguyên nhân chính của bệnh gan cấp tính và mãn tính (ví dụ như xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan: HCC) trên toàn cầu, gây ra khoảng 1,4 triệu ca tử vong hàng năm. Theo ước tính của WHO đến 2017, đã có 248 triệu người sống chung với viêm gan B mạn tính và 887.000 ca tử vong. Tương tự, số người nhiễm viêm gan C mãn tính ước tính tới 110 triệu người và khoảng 399.000 người chết.
Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) năm 2018, tại Việt Nam có 10 triệu trường hợp nhiễm vi-rút viêm gan B và gần 1 triệu người nhiễm vi-rút viêm gan C. Viêm gan đã trở  gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam.Viêm gan B với tỷ lệ người nhiễm rất cao trong cộng đồng (10-15%), tiến triển nhanh tới suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan

https://thuvieny.com/gia-tri-pivka-ii-tren-nguoi-mac-viem-gan-b-viem-gan-c-man-tinh-bien-chung-ung-thu-gan/

Leave a Comment