Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì

Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì.Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống con người ở Việt Nam đang ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số cũng có xu hướng tăng cao. Loãng xương là bệnh lý phổ biến hơn so với trước đây. Khi bị loãng xương, khả năng chịu lực của cơ thể giảm dần, đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với toàn xã hội [1], [2]. Ở những người cao tuổi, loãng xương nặng dần, có thể gây gãy xương, chất lượng cuộc sống bị suy giảm rõ rệt. Trước đây, bệnh lý loãng xương thường chỉ gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới cũng bị loãng xương. Tùy theo từng nghiên cứu, tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở nam ước tính từ 10-25% [3], [4]. Gãy xương ở nam giới nặng nề hơn so với nữ giới [3], [5]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo trong thế kỷ XXI, châu Á là tâm điểm của tình trạng loãng xương. Ở Việt Nam tỷ lệ loãng xương trong số những người trên 60 tuổi [6] ước tính là 3,2% ở nam giới và 20% ở nữ giới. Những người từ 50 tuổi trở lên có khoảng 14% phụ nữ và 5% nam giới bị loãng xương [7], [8]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như tuổi cao, giới tính, chế độ dinh dưỡng, nghề nghiệp, tình trạng mãn kinh, thừa cân, béo phì (TC-BP)… [9]. Trong những năm gần đây tình trạng thừa cân, béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ, ảnh hưởng tới sức khỏe đối với cả người lớn và trẻ em [10], [11]. 


Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ bệnh tật. Ngoài biến chứng đến hệ thống tim mạch còn gây biến đổi nội tiết, chuyển hóa nghiêm trọng [9]. Theo số liệu công bố của WHO (2008), toàn thế giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên thừa cân, hơn 200 triệu nam và 300 triệu phụ nữ bị béo phì. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoáng 1,9 tỷ người thừa cân, béo phì trên toàn thế giới [10].
Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật độ xương và tình trạng thừa cân, béo phì đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả còn những điểm khác nhau [12], [13], [14]. Có những quan điểm cho rằng mô mỡ đóng vai trò bảo vệ hệ thống xương. Người béo phì có nguy cơ loãng xương thấp hơn những người bình thường và nhẹ cân [15], [16]. Hiện nay đã có các bằng chứng cho thấy mô mỡ có tác động tiêu cực đến độ vững chắc của xương do tiết ra một số Adipokine và yếu tố viêm làm thay đổi quá trình tái tạo xương [17].
Để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh loãng xương có thể dựa vào kết quả đo mật độ xương hoặc định lượng các dấu ấn chu chuyển xương [18]. Nhiều nghiên cứu cho thấy dấu ấn chu chuyển xương có vai trò hỗ trợ chẩn đoán, dự báo nguy cơ mất dần tổ chức xương, dễ gây biến chứng gãy xương và giúp theo dõi khi điều trị bằng các thuốc chống loãng xương [18]. Theo khuyến cáo của hiệp hội chống loãng xương quốc tế (IOF), Hiệp hội Hóa sinh lâm sàng và xét nghiệm quốc tế (IFCC) 2011, hai dấu ấn chu chuyển xương có thể ứng dụng trong lâm sàng, dự báo nguy cơ loãng xương và theo dõi hiệu quả điều trị là dấu ấn tạo xương Osteocalcin và dấu ấn hủy xương Beta-crosslap.
Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về mật độ xương, tình trạng loãng xương ở các nhóm đối tượng khác nhau. Những nghiên cứu tập trung vào đối tượng những người người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nghiên cứu về mật độ xương, tình trạng loãng xương, nồng độ dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân béo phì thuộc diện Ban bảo vệ sức khỏe cấp tỉnh quản lý (là những người có nhận thức cao, có điều kiện kinh tế, sống trên địa bàn một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam có những đặc trưng riêng về địa dư, phong tục tập quán) vẫn chưa được triển khai một cách đầy đủ. Trong những năm vừa qua, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì” với hai mục tiêu:
1. Xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ Osteocalcin và Βeta-Crosslap huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì do Tỉnh uỷ Hoà Bình quản lý.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ Osteocalcin, Βeta-Crosslap huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng trên.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Thừa cân, béo phì    3
1.1.1. Khái niệm    3
1.1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì    3
1.1.3. Sinh lý bệnh của thừa cân, béo phì    4
1.1.4. Chẩn đoán thừa cân, béo phì    9
1.1.5. Hậu quả của thừa cân, béo phì    10
1.2. Mật độ xương, loãng xương    11
1.2.1. Chu chuyển xương bình thường    11
1.2.2.Dấu ấn chu chuyển xương Osteocalcin và Βeta- Crosslap    18
1.2.3. Mật độ xương    22
1.2.4. Loãng xương    26
1.3. Mối liên quan giữa mật độ xương với thừa cân, béo phì    30
1.3.1. Trọng lượng cơ thể, mô mỡ ảnh hưởng tích cực lên xương    31
1.3.2. Trọng lượng cơ thể và mô mỡ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của xương    32
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên quan giữa mật độ xương với thừa cân, béo phì    35
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới    35
1.4.2. Ở Việt Nam    38
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    40
2.1. Đối tượng nghiên cứu    40
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    40
2.2. Phương pháp nghiên cứu    41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    41
2.2.2. Cỡ mẫu    41
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu    42
2.3. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu    45
2.3.1. Chỉ tiêu về tuổi và giới    45
2.3.2. Khám các chỉ số nhân trắc    45
2.3.3. Chỉ tiêu về các thói quen, hành vi    47
2.3.4. Chẩn đoán một số bệnh lý kèm theo    49
2.3.5. Các chỉ tiêu về huyết học, sinh hóa    50
2.3.6. Định lượng nồng độ Osteocalcin và Βeta-Crosslap huyết thanh    52
2.3.7. Đo mật độ xương và tỷ lệ mỡ cơ thể bằng phương pháp DEXA    58
2.4. Xử lý số liệu    62
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    63
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    66
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    66
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và tình trạng mãn kinh    66
3.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt    67
3.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc ở nhóm nghiên cứu    68
3.1.4. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa    70
3.1.5. Đặc điểm chỉ số sinh hóa    70
3.2. Xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC và ΒC huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì    71
3.2.1. Đặc điểm mật độ xương và tỷ lệ loãng xương    71
3.2.2. Đặc điểm nồng độ OC, BC huyết thanh.    72
3.3. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng thừa cân, béo phì    75
3.3.1. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì    75
3.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ OC và BC huyết thanh với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì.    84
3.3.3. Phân tích đa biến mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, BC huyết thanh với một số đặc điểm của thừa cân, béo phì    89
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    91
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu    91
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới    91
4.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt    92
4.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc    94
4.1.4. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa    96
4.1.5. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa    97
4.2. Đặc điểm mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì    98
4.2.1. Đặc điểm mật độ xương, tỷ lệ loãng xương    98
4.2.2. Đặc điểm nồng độ OC, BC huyết thanh    104
4.3. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng thừa cân, béo phì    108
4.3.1. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì    108
4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì    117
4.4. Một số hạn chế của đề tài    120
KẾT LUẬN    121
KIẾN NGHỊ    123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

1.1.     Các hậu quả của thừa cân, béo phì    10
2.1.     Các mức độ BMI người châu Á trưởng thành    46
2.2.     Tứ phân vị của chỉ số HOMA-IR ở nhóm chứng    50
2.3.     Quy định cách đánh giá OC và BC huyết thanh theo tuổi, giới    58
2.4.     Chẩn đoán loãng xương dựa vào chỉ số T-score    62
3.1.     Đặc điểm về tuổi của các đối tượng nghiên cứu    66
3.2.     Đặc điểm về giới và tỷ lệ mãn kinh    66
3.3.     Đặc điểm về thói quen theo giới tính ở nhóm thừa cân, béo phì    68
3.4.     Giá trị trung bình chỉ số nhân trắc    68
3.5.     Giá trị trung bình chỉ số nhân trắc ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới    69
3.6.     Đặc điểm thừa cân, béo phì ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới    69
3.7.     Hội chứng chuyển hóa ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới    70
3.8.     Đặc điểm chỉ số sinh hóa    70
3.9.     Đặc điểm chỉ số sinh hóa ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới    71
3.10.     Trung bình mật độ xương của nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng    71
3.11.     Tỷ lệ giảm mật độ xương, loãng xương của nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng    72
3.12.     Đặc điểm OC, BC huyết thanh    72
3.13.     Mối liên quan giữa MĐX với nồng độ OC huyết thanh ở nhóm thừa cân, béo phì    73
3.14.     Mối liên quan giữa MĐX với nồng độ BC huyết thanh ở nhóm thừa cân, béo phì    74
3.15.     Mối tương quan giữa mật độ xương với nồng độ OC, BC huyết thanh    75
3.16.    Mối liên quan giữa mật độ xương với giới và tình trạng mãn kinh    75
3.17.     Mối liên quan giữa mật độ xương với đặc điểm thói quen    76
Bảng    Tên bảng    Trang

3.18.     Đặc điểm mật độ xương với chỉ số nhân trắc    77
3.19.     Phân tích mối tương quan giữa mật độ xương với một số chỉ số nhân trắc    78
3.20.     Đặc điểm mật độ xương với hội chứng chuyển hoá    80
3.21.     Tỷ lệ giảm mật độ xương, loãng xương ở nhóm TC-BP theo giới    81
3.22.     Mối liên quan giữa loãng xương với tình trạng mãn kinh    81
3.23.     Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng xương với tuổi    82
3.24.     Mối liên quan giữa loãng xương với chỉ số khối cơ thể    82
3.25.     Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng xương cổ xương đùi (total) với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì.    83
3.26.     Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng cổ xương đùi (neck) với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì.    83
 3.27.     Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng xương cột sống thắt lưng với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì.    84
3.28.     Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với giới tính    84
3.29.     Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với tuổi    85
3.30.     Mối liên quan giữa nồng độ OC huyết thanh với đặc điểm thói quen, chỉ số nhân trắc    85
3.31.     Mối liên quan giữa nồng độ BC huyết thanh với đặc điểm thói quen, chỉ số nhân trắc    86
3.32.     Mối liên quan giữa nồng độ OC huyết thanh với đặc điểm khác    87
3.33.     Liên quan giữa nồng độ BC huyết thanh với một số đặc điểm khác    88
3.34.     Giá trị p trong phân tích đa biến liên quan giữa mật độ xương với một số đặc điểm của đối tượngthừa cân, béo phì    89
3.35.     Giá trị p trong phân tích đa biến liên quan giữa nồng độ OC và BC huyết thanh với một số đặc điểm của đối tượng thừa cân, béo phì    90
DANH MỤC HÌNH

Hình    Tên hình    Trang

1.1.     Chu chuyển xương thông thường    12
1.2.     Mối tương tác giữa các dòng tế bào tạo xương và hủy xương    14
1.3     Cấu tạo của phân tử BC và ICTP    16
2.1.     Máy xét nghiệm sinh hóa AU480 Beckman Coulter    43
2.2.     Máy xét nghiệm huyết học XP 100    43
2.3.     Máy xét nghiệm phân tích miễn dịch Cobas e411-2012 Roche    44
2.4.     Máy đo loãng xương DEXXUM T    44
2.5.     Cách đo vòng bụng    47
2.6.     Nguyên lý điện hóa phát quang    52
2.7.     Đo mật độ xương tại cổ xương đùi trên máy DEXXUM T    60
2.8.     Đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng trên máy DEXXUM T    61


DANH MỤC BỂU ĐỒ

Biểu đồ    Tên biểu đồ    Trang

3.1.     Đặc điểm về tuổi và giới ở nhóm thừa cân, béo phì    67
3.2.     Đặc điểm về thói quen    67
3.3.     Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá    70
3.4.     Mối liên quan giữa mật độ xương cổ xương đùi và cân nặng    79
3.5.     Mối liên quan giữa mật độ xương cột sống thắt lưng và cân nặng    79
3.6.     Mối liên quan giữa mật độ xương cổ xương đùi và chỉ số khối cơ thể    80

Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì

Leave a Comment