Giá trị tiên lượng của thang điểm wfns đối với kết quả xấu sau chảy máu dưới nhện do phình động mạch não
Giá trị tiên lượng của thang điểm wfns đối với kết quả xấu sau chảy máu dưới nhện do phình động mạch não
Vương Thị Thu Hiền, Lương Quốc Chính
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa hai thang điểm Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới (WFNS) và Hunt – Hess (H&H) với kết quả thực tế và so sánh độ chính xác trong tiên lượng của hai thang điểm này. Chúng tôi trích xuất dữ liệu bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não điều trị tại ba bệnh viện trung ương ở Hà Nội, Việt Nam từ 8/2019 đến 8/2020. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến, chúng tôi tính tỷ suất chênh (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% tương ứng đối với kết quả chức năng thần kinh xấu thời điểm 90 ngày cho mỗi mức độ nặng so sánh với mức độ nhẹ nhất của hai thang điểm. Diện tích dưới đường cong ROC cũng được tính toán. Chúng tôi đã tuyển chọn 168 bệnh nhân (≥ 18 tuổi). Đối với thang điểm WFNS, OR dao động từ 2,15 (95% CI: 0,50 – 9,20) tới 37,44 (95% CI: 9,53 – 163,25) và tăng không đều hơn so với thang điểm H&H (OR dao động từ 0,85 (95% CI: 0,23 – 3,19) tới 30,11 (95% CI: 8,66 – 104,75)). Diện tích dưới đường cong của thang điểm WFNS và H&H lần lượt là 0,81 (95% CI: 0.73 – 0,88) và 0,81 (95% CI: 0,74 – 0,89). Cả hai thang điểm WFNS và H&H đều có độ chính xác cao trong dự báo kết quả chức năng thần kinh. Bởi vì OR của thang điểm WFNS tăng không đều hơn cho nên nó không ưu thế hơn thang điểm H&H trong tiên lượng bệnh nhân.
Chảy máu dưới nhện có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng bao gồm: đau đầu, sợ ánh sáng, buồn nôn và nôn, gáy cứng, suy giảm ý thức và các dấu hiệu thần khu trú.1,2 Ngoài vai trò là các bằng chứng để chẩn đoán bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng còn được sử dụng để đánh giá mức độ nặng và theo dõi khả năng hồi phục của người bệnh.1 – 5 Có nhiều thang điểm được sử dụng trên lâm sàng để phân loại mức độ nặng bệnh nhân chảy máu dưới nhện.