GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM QUANTIFERON-TUBERCULOSIS GOLD PLUS TRONG CHẨN ĐOÁN TRẺ MẮC LAO KHÔNG BẰNG CHỨNG VI KHUẨN HỌC

GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM QUANTIFERON-TUBERCULOSIS GOLD PLUS TRONG CHẨN ĐOÁN TRẺ MẮC LAO KHÔNG BẰNG CHỨNG VI KHUẨN HỌC

GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM QUANTIFERON-TUBERCULOSIS GOLD PLUS TRONG CHẨN ĐOÁN TRẺ MẮC LAO KHÔNG BẰNG CHỨNG VI KHUẨN HỌC
Nguyễn Thị Thuý Lợi1,, Nguyễn Hữu Lân2, Nguyễn Thị Hồng Nhung2
Đặt vấn đề: QuantiFERON-TB Gold Plus (QFT-Plus), là một thế hệ mới Interferon Gamma Release Assay (IGRAs) và là một xét nghiệm dựa trên việc giải phóng interferon-gamma (IFN-g) bởi các tế bào lympho tiếp xúc với peptide tổng hợp trực khuẩn lao [5]. Xét nghiệm này được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lao nhưng theo dữ liệu hiện nay cho thấy QFT-Plus được đánh giá chủ yếu trên người lớn, rất ít dữ liệu ở trẻ em. Việc chẩn đoán bệnh lao trẻ em là một thách thức đối với bác sĩ lâm sàng do thiếu các triệu chứng và khó lấy được mẫu đàm ở trẻ. Mục đích nghiên cứu này là đánh giá giá trị của QFT-Plus trong chẩn đoán trẻ mắc lao không bằng chứng vi khuẩn học. Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của QFT-Plus ở trẻ mắc lao phổi và lao ngoài phổi không bằng chứng vi khuẩn học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang có phân tích thực hiện trên bệnh nhân nhi khám tại khoa nhi Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2018 đến 2022. Kết quả: 60 bệnh nhân nhi được nhận vào nghiên cứu gồm 34 (56,7%) là nữ và 26 (43,3%) nam. Tỷ lệ dương tính QFT-Plus trên nhóm nghi ngờ bệnh lao không bằng chứng vi khuẩn học (KBCVKH) là 41,7%. Trong đó có 9 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi và 27 bệnh nhân được chẩn đoán lao ngoài phổi. Độ nhạy QFT-Plus trên bệnh lao là 66,7%, độ đặc hiệu là 95,8%, giá trị tiên đoán dương 96%, giá trị tiên đoán âm 65,7%. Kết luận: Qua nghiên cứu này, ghi nhận được độ nhạy và độ đặc hiệu QFT-Plus với trẻ nghi ngờ mắc lao KBCVKH là 66,7%, 95,8%. Việc phát hiện tỷ lệ mắc lao ngoài phổi ở nhóm đối tượng này là 45% đồng thời độ nhạy QFT-Plus nhóm này là 77,7%. Sự tăng tỷ lệ mắc lao ngoài phổi ở nhóm này có liên quan đến việc khó chẩn đoán và các xét nghiệm vi sinh có độ nhạy thấp trên đối tượng này. QFT-Plus không là xét nghiệm độc lập để chẩn đoán lao mà phải kết hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác do nước ta có tỷ lệ nhiễm lao cao. Tuy nhiên, QFT-Plus sẽ đóng góp một phần hữu ích vào chẩn đoán lao trên các đối tượng nhi không BCVKH khi kết hợp với các đánh giá lâm sàng, các cận lâm sàng khác.

Bệnh  lao  là  một  bệnh  truyền  nhiễm,  một trong  10  nguyên  nhân  gây  tử  vong  hàng  đầu trên toàn thế giới và là nguyên nhân tử vong thứ 2 sau COVID-19 do một tác nhân lây nhiễm đơn lẻ (xếp trên HIV/AIDS). Theo WHO xếp hạng Việt Nam là một quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về gánh nặng bệnh lao và ước tính năm 2019 Việt  nam  có  khoảng  170.000  ca  bệnh  lao  mới trong đó 10.000-12.000 ca bệnh là trẻ em bằng hoặc dưới 14 tuổi[4].Việc chẩn đoán bệnh lao trẻ em là một thách thức đối với bác sĩ lâm sàng do các triệu chứng không rõ ràng và khó lấy đàm ở trẻ. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán lao là tìm thấy trực khuẩn lao trongbệnh phẩm mà bệnh phẩm đàm trẻ rất khó lấy nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, các yếu tố dịch tễ học và X Quang bất thường. Xét nghiệm QFT-Plus là một xét  nghiệm  giải  phóng  interferon-gamma  (IFN gamma), được dùng trong chẩn đoán lao vàlao tiềm ẩn, đã có các nghiên cứu về độ nhạy, độ đặc hiệu trên người lớn. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu QFT-Plus ở trẻ mắc lao không bằng chứng vi khuẩn học. Nghiên cứu này được tiến hành với mục  tiêu  là  nghiên  cứu  giá  trị  QFT-Plus  trong chẩn đoán trẻ mắc

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment