HIỆU QUẢ CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIẾN THỨC TRONG PHÒNG CHỐNG ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP Ở BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP
HIỆU QUẢ CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIẾN THỨC TRONG PHÒNG CHỐNG ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP Ở BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP
Đỗ Hoàng Quốc Chinh1, Phạm Ngọc Bằng2, Nguyễn Thị Khánh Vân3, Đào Trọng Tuấn4, Nguyễn Hoàng Thanh1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bộ Y tế
3 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
4 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh trước sau được thực hiện trên 200 tân binh Binh chủng tăng thiết giáp. Nhóm can thiệp gồm 100 tân binh được tập huấn cung cấp kiến thức về bệnh điếc nghề nghiệp, tác hại của tiếng ồn đối với cơ quan thính giác và các biện pháp phòng chống tiếng ồn. Ngoài ra các tân binh cũng được tập huấn kỹ năng sử dụng mũ chống ồn tiêu chuẩn của Binh chủng Tăng thiết giáp. Nhóm chứng gồm 100 tân binh không được tham gia lớp tập huấn. Kết quả cho thấy, trước khi can thiệp nhận thức, 28% tân binh nhóm can thiệp biết rằng điếc nghề nghiệp không thể điều trị được. Sau can thiệp, số này tăng lên là 64%. Hiệu quả can thiệp là 92,16%, cao hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Sau tập huấn, về cách sử dụng đúng mũ chụp tai để chống tiếng ồn, chỉ số hiệu quảở nhóm can thiệp là 17,24% với p<0,05.
Nghe kém do tiếng ồn là loại nghe kém tiếp nhận phổ biến thứ hai, chỉ đứng sau nghe kém do tuổi già, trong đó bệnh lý điếc nghề nghiệp (ĐNN) là một nguyên nhân hàng đầu trong nghe kém do tiếng ồn[1]. Theo một thống kê của Mỹ, gánh nặng kinh tế do điếc nghề nghiệp gây ra cho nền kinh tế chiếm hàng tỷ đô la[2]. Chính vì vậy, việc phòng chống nghe kém do tiếng ồn nói chung và ĐNN nói riêng đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách ở nhiều quốc gia, trong nhiều ngành nghề[3].Binh chủng Tăng Thiết giáp (TTG) là nơi bộ đội thường phải làm việc, vận hành các xe phát sinh tiếng ồn có cường độ lớn và huấn luyện với các vũ khí nổ có thể gây tổn thương thính giác. Năm 2003 Hồ Xuân An đã có báo cáo tiếng ồn do xe TTG phát ra từ 90-115 dB gây tỷ lệ giảm thính lực cho bộ đội là 12,5%[4]. Trên thực tế, việc kiểm tra sức nghe khi tuyển quân cũng như kiểm tra định kỳ hàng năm cho bộ đội ở các đơn vị này chưa được chú trọng. Khi khám giám định thương tật cho bộ đội xuất ngũ cho thấy một số lượng đáng kể quân nhân nghe kém. Do vậy, việccó đủ kiến thức trong phòng chống tiếng ồn và điếc nghề nghiệp có vai trò quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm “Đánh giá hiệu quả biện pháp dự phòng cá nhân trong phòng chống nghe kém do tiếng ồn.”
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tập huấn, kiến thức, kỹ năng, điếc nghề nghiệp, bộ đội
Tài liệu tham khảo
1. Clifford, R.E. and R.A. Rogers, Impulse noise: theoretical solutions to the quandary of cochlear protection. Ann Otol Rhinol Laryngol, 2009. 118(6): p. 417-27.
2. Cason, E., Air Force Hearing Conservation Program Data 1998–2008: A Cross-Sectional Analysis of Positive Threshold Shifts. Military medicine, 2012. 177: p. 589-93.
3. Lee, D., J.-H. Yu, and W.J.T.J.o.t.A.S.o.K. Han, Evaluation and Analysis of Awareness in Noise-induced Hearing Loss Using Survey. The Journal of the Acoustical Society of Korea, 2015. 34: p. 274-281.
4. An, H.X., Nghiên cứu ảnh hưởng tiếng ồn do xe tăng – thiết giáp tới thính lực của bộ đội vận hành và đề xuất các biện pháp phòng hộ. 2003, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
5. Jerger, J., S. Jerger, and L. Mauldin, Studies in Impedance Audiometry: I. Normal and Sensorineural Ears. Archives of Otolaryngology, 1972. 96(6): p. 513-523.
6. Christidou, V., et al., “Young noise researchers”: An intervention to promote noise awareness in preschool children. Journal of Baltic Science Education, 2015. 14: p. 569-585.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com