Hiệu quả điều trị trứng cá bọc bằng uống isotretinoin kết hợp tiêm triamcinolon acetonid nội tổn thương [Luận văn chuyên khoa 2]
Title: | Hiệu quả điều trị trứng cá bọc bằng uống isotretinoin kết hợp tiêm triamcinolon acetonid nội tổn thương |
Authors: | Phạm, Hữu Thanh |
Advisor: | Lê, Hữu Doanh |
Keywords: | Điều trị trứng cá bọc;Tiêm triamcinolon acetonid nội tổn thương |
Issue Date: | 30/11/2022 |
Abstract: | Bệnh trứng cá là một bệnh da thông thường rất hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Bệnh có thể tiến triển lâu dài trong nhiều năm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý và sự tự tin của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh. Tuy nhiên, có bốn nguyên nhân chính gây bệnh trứng cá đã được xác định. Đó là tăng bài tiết chất bã, dày sừng cổ lang lông, quá trình viêm và vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes (C.acnes) Ngoài ra, một số yếu tố như: Môi trường, vệ sinh, ăn uống, tâm sinh lý, sử dụng mỹ phẩm, thuốc bôi không hợp lý cũng là tác nhân làm xuất hiện trứng cá hoặc làm bệnh nặng thêm. Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì. Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh. 1 Việc điều trị trứng cá trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, đối với những thể đặc biệt như trứng cá bọc, trứng cá tối cấp, trứng cá sẹo lồi cần phối hợp điều trị tại chỗ, toàn thân với nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp phối hợp. Trong điều trị trứng cá hiện nay isotretinoin là thuốc duy nhất tác động lên cả bốn cơ chế bệnh sinh, hiệu quả cho những trường hợp đã thất bại bởi các thuốc điều trị khác 2,3,4,5,6. Tiêm corticoid nội tổn thương là thủ thuật được sử dụng phổ biến trong chuyên ngành da liễu chủ yếu nhờ vào tác dụng chống viêm của nó. Phương pháp này giúp đưa một lượng corticoid tập trung tại tổn thương, làm tăng tác dụng của corticoid so với các liệu pháp bôi thông thường và hạn chế được các tác dụng phụ so với corticoid toàn thân. Trứng cá bọc là một trong những thể nặng của trứng cá và có nguy cơ cao gây nên các di chứng như tăng sắc tố sau viêm, sẹo lõm, sẹo quá phát, sẹo lồi và bội nhiễm vi khuẩn.9 Isotretinoin đường uống là điều trị hiệu quả nhất cho trứng cá bọc tuy nhiên có nguy cơ bùng phát trứng cá. Vì vậy, việc phối hợp tiêm corticoid nội tổn thương và isotretinoin đường uống có khả năng làm giảm biến chứng của tổn thương viêm mạnh cũng như giảm nguy cơ bùng phát trứng cá, từ đó hạn chế được các di chứng của trứng cá bọc như tăng sắc tố sau viêm, sẹo lõm, sẹo quá phát, sẹo lồi… Ở Việt Nam đến nay, đã có nhiều nghiên cứu điều trị trứng cá bằng isotretinoin nhưng việc tiêm corticoid nội tổn thương phối hợp isotretinoin trong điều trị trứng cá bọc mới được sử dụng rải rác tùy kinh nghiệm của bác sỹ, chưa có nghiên cứu đánh giá nào. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả điều trị trứng cá bọc bằng uống isotretinoin phối hợp với tiêm triamcinolon acetonid nội tổn thương” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố lên quan của bệnh trứng cá bọc tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị trứng cá bọc bằng uống isotretinoin phối hợp với tiêm triamcinolon acetonid nội tổn thương. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân trứng cá có tổn thương cục được chọn. 1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của trứng cá bọc 100 bệnh nhân trứng cá bọc – Tuổi trung bình là 20,61,7, không có sự khác biệt về giới – Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu là học sinh sinh viên 71,0% – 60,0% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc trứng cá. – 78,0% bệnh nhân đã từng nặn mụn, 47,0% bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị. – Trứng cá chủ yếu kéo dài hơn 2 năm chiếm 60,0% – Số lượng tổn thương viêm trung bình là 21,18,4, số lượng tổn thương cục trung bình là 4,3 1,3. 2. Hiệu quả điều trị trứng cá bọc bằng isotretinoin kết hợp với tiêm triamcinolon acetonid nội tổn thương 30 bệnh nhân mỗi nhóm – Đa số bệnh nhân được tiêm điều trị 2 và 3 lần chiếm tỷ lệ 96,7%. – Số lượng tổn thương viêm có sự khác biệt ở 2 nhóm ở tuần thứ 2 và 4, tuy nhiên không có sự khác biệt ở tuần 8 và 12. – Số lượng tổn thương cục: Nhóm đối chứng, tổn thương cục tăng lên ở tuần thứ 2, không thay đổi ở tuần 4, sau đó giảm xuống ở các tuần 8 và 12. Nhóm nghiên cứu có sự giảm nhiều hơn ở tuần 2, 4 và 8, và không khác biệt ở tuần 12. – Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ bùng phát sau 2 tuần và 4 tuần thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt sau 8 tuần điều trị. – Sau 12 tuần, không có sự khác biệt ở 2 nhóm. – 96,7% bệnh nhân nhóm nghiên cứu hài lòng, cao hơn 83,3% ở nhóm đối chứng. KHUYẾN NGHỊ |
URI: | |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Chuyên mục: Luận văn chuyên khoa 2
Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn