Hiệu quả giảm cân và hạ lipid máu của hỗn hợp dịch chiết lá trà hoa vàng và giảo cổ lam trên chuột nhắt trắng gây béo phì
Hiệu quả giảm cân và hạ lipid máu của hỗn hợp dịch chiết lá trà hoa vàng và giảo cổ lam trên chuột nhắt trắng gây béo phì
Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Hà Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Tú
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm cân, hạ lipid máu của hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng và Giảo cổ lam trên chuột nhắt trắng gây béo phì. Chuột nhắt trắng chủng Swiss được chia ngẫu nhiên thành 5 lô với 8 con trong mỗi lô. Lô 1: chuột không gây béo phì. Với 4 lô còn lại, chuột được gây béo phì trong vòng 8 tuần. Sau đó với lô 2 chuột được uống nước cất, lô 3 chuột được uống hỗn hợp dịch chiết liều 12g/kg/ngày, lô 4 chuột được uống hỗn hợp dịch chiết liều 24g/kg/ngày và lô 5 chuột được uống atorvastatin liều 15mg/kg/ngày. Thời gian uống thuốc thử là 14 ngày. Trọng lượng chuột ở mỗi lô được đánh giá hàng tuần và hàm lượng Cholesterol toàn phần (CT), HDL-Cholesterol (HDL-C), LDL-Cholesterol (LDL-C) và Triglycerid (TC) tại các thời điểm chưa uống thuốc (sau gây béo phì 8 tuần) và sau uống thuốc thử ngày cuối 1 giờ. Kết quả cho thấy hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng và Giảo cổ lam ở liều 12 g/kg/ngày và 24 g/kg/ngày, atorvastatin liều 15 mg/kg/ngày (lô 3,4,5) đều giảm có ý nghĩa thống kê thể trọng chuột và các chỉ số CT, LDL-C và TC so với lô 2 (p < 0,05) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các lô 3,4,5 (p > 0,05).
Thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng trên quy mô toàn cầu với cả người trưởng thành lẫn trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016 toàn thế giới có hơn 1.9 tỉ người trưởng thành thừa cân.1 Thừa cân béo phì có ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng sức khỏe, tâm lý và kinh tế. Chi phí y tế ước tính của một người béo phì cao hơn so với một người với cân nặng bình thường khoảng 42%.2Bên cạnh thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu cũng là bệnh thường gặp trong cộng đồng và có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, hầu hết là do xơ vữa động mạch.3Thừa cân béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid máu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, ung thư…4 Điều trị thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid bằng biện pháp điều chỉnh lối sống và dùng thuốc. Một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị thừa cân, béo phì và rối loạn lipid máu là hướng về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn cho người bệnh.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com