HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG Bổ SUNG SẮT, KẼM TRONG PHÒNG, CHỐNG THIẾU MÁU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI

HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG Bổ SUNG SẮT, KẼM TRONG PHÒNG, CHỐNG THIẾU MÁU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI

Luận án HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG Bổ SUNG SẮT, KẼM TRONG PHÒNG, CHỐNG THIẾU MÁU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI TẠI QUẾ VÕ, BẮC NINH, VIỆT NAM.Tại Việt nam, kết quả cuả cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên về suy dinh dưỡng trcn 11.809 trẻ do viện Dinh dưỡng tiến hành năm 1985 đã cho thấy 51,5% trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng/ tuổi thấp [71]. Cuộc điều tra toàn quốc năm 1994 cũng do viện Dinh dưỡng tiến hành cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng/ tuổi thấp là 44,9%, trong đó trẻ bắt đầu có nhiều nguy cơ bị suy dinh dường nhất là từ 6 đến 18 tháng tuổi [175]. Chính phủ và các nhà tài trợ đã đầu tư rất nhiều tiền của và công sức vào các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở nước ta. Tuy nhiên, tý lệ trẻ em dưới 5 tuổi có cân năng/ tuổi thấp vẫn còn cao ờ mức 33,8% theo như kết quả cuệw điều tra toàn quốc cùa Viện dinh dưỡng tiến hành vào năm 2000 [12].

Kết quả của cuộc điều tra toàn quốc về thiếu máu do viện Dinh dưỡng tiến hành năm 1995 với sự giúp đỡ về kỹ thuật cùa Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Atlanta, Hoa kỳ cũng cho thấy 59,5% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt [133].

Tại các nước đang phát triển, chế độ ãn bổ sung cho trẻ nhỏ thường không cung cấp đủ nhu cầu sắt cho sự phát triển nhanh của cơ thể trong giai đoạn này. Bời vậy, hầu hết trẻ nhỏ đều bị thiếu sắt trong năm đầu tiên. Ngoài hâu quả gây thiếu máu, thiếu sắt còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần cùa trẻ như chậm phát triển vận động, giảm khả năng thực hiện những thao tác tinh vi trong lao động và giảm khả năng học tập [1], [2], [9], [61], [161]. Trong hoàn cành hiện tại, khi việc cung cấp sắt cho trẻ nhỏ thông qua chế độ ăn cũng như việc làm giầu sắt trong thực phẩm còn nhiều khó khăn và đang được khẩn trương nghiên cứu thì việc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ đã được UN1CEF và WHO khuyến cáo với sự ủng hộ của nhiều chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới trong lĩnh vực này [1], [5], [9], [48], [61], [74], [182], [186], [189].

Cùng với sắt, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng tỏ vai trò của kẽm trong quá trình tăng trưởng và làm giảm tỷ lộ mắc, hạn chế mức độ nặng cũng như thời gian mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ơ trẻ nhỏ. Hầu hết các nghiên cứu này đều là những nghiên cứu thừ nghiệm lâm sàng, số trẻ tham gia nghiên cứu còn ít, chưa đù độ tin cậy và kết quả còn chưa thống nhất với nhau. Vì vậy, Hội nghị quốc tế chuyên đề về “Kẽm và sức khỏe trẻ em” tổ chức tại Trường Đại học Y tế công cộng John Hopkins, Hoa kỳ từ 17 đến 19/11/1996 đã khuyến cáo cần khẩn trương tiến hành những nshiên cứu trên diế;.n rộng về tác dụng cùa kẽm đối với sự tăng trưởng, giảm tỷ lệ mắc và chết đối với c5z bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ [33].

ò Việt nam, đã có một số công trình nghiên cứu về tác dụng của việc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ nhằm phòng chống thiếu máu [17], [168] và một số công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả cùa bổ sung kẽm đối với quá trinh tăng trưởng và tình hình mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ [19], [115], [168]. Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu tác dụng cùa việc kết hợp bổ sung cả 2 vi chất dinh dưỡng sắt và kẽm để tìm hiểu xem việc bổ sung kết hợp này có thể vừa phòng chống được thiếu máu thiếu sắt, vừa có thể kích thích quá trình tăng trưởng lại vừa làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ hay không? Trong hoàn cảnh nước ta, tỷ lệ suy đinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt còn cao ở trẻ nhỏ, khi việc cung cấp đủ nhu cầu sắt và kẽm thông qua chế độ ăn còn nhiều khó khăn thì việc tiến hành một nghiên cứu tác dụng của bổ sung kết họp cả sắt và kẽm cho trẻ nhỏ càng có một tầm quan trọng đặc biệt. ‘Nghiên cứu này hy vọng có thể đóng góp một phần vào việc trà lời câu hòi trên. Kết quả của nghiên cứu có thể đưa ra được những nhận xét về hiệu quả của bổ sung hai vi chất dinh dưỡng kẽm và sắt vào việc làm giảm cả tỷ lệ suy dinh dưỡng, tý lộ thiếu máu thiếu sắt và tỷ lệ mắc các bộnh nhiễm khuẩn ờ trẻ nhỏ, một vấn đề hiện đang được các nhà nhi khoa và các nhà dinh dưỡng ờ Việt nam quan tâm.

Mục tiẽu nghiên cứu:

Nshiên cứu nhằm ba mục tiêu sau:

1. Xác định hiệu quả của bổ sung kẽm đối với sự tăng trường, tỷ lệ mắc bệnh, thời gian kéo dài của bệnh tièu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhò dưới 1 tuổi,

2. Xác định hiệu quả của bổ sung sắt trong phòng, chống thiếu máu do thiếu sắt ờ trẻ nhỏ»

3. So sánh hiệu quả của bổ sung phối hợp cả 2 vi chất dinh dưỡng sắt+kõm so với bổ sung từng vi chất đơn độc.

MỤC LỤC

ĐẬT VẤN ĐỀ 1

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1

Mục tiêu nghiên cứu 3

CHUÔNG 1 -TỔNG QƯAN 4

1. Vai trò của sắt đối với cơ thể 4

2. Vai trò của kẽm đối với cơ thể 17

3. Tinh trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt nam 40

CHUÔNG 2 -ĐỐI TUÖNG VÀ PHUÖNG PHÁP NGHIÊN cúu 42

1. Đối tượng nghiên cứu 42

2. Thiết kế nghiên cứu 42

3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 43

4. Quá trình nghiên cứu 45

5. Các chỉ số theo dõi 49

6. Xử lý số liệu 52

7. Đạo đức nghiên cứu 53

CHUÔNG 3 -KẾT QUÀ NGHIÊN cúu 54

1. Số trẻ tham gia trước và sau can thiệp 54

2. Thay đổi về các chỉ số nhân trắc 56

3. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và sốt. 66

4. Thay đổi về các chỉ số thiếu máu và thiếu sắt 68

5. Những thay đổi về kẽm huyết thanh 92

6. Những thay đổi về hàm lượng IGF-I huyết thanh 94

CHƯƠNG 4 -BÀN LUẬN 96

1. Sự thay đổi về các chi số nhân trắc 96

2. Hiệu quả của bổ sung sắt, kcm đối với tình hình mắc bệnh tiêu chảy

và nhiễm khuẩn hô hấp cấp 104

3. Sự thay đổi của các chi số về thiếu máu 108 

4. Hiệu quả của việc bổ sung kết hợp sắt + kcm 111

5. Hàm lượng kẽm huyết thanh 113

KẾT LUẬN 116

KIẾN NGHỊ 119

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu ĐÃ ĐĂNG 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Leave a Comment