Hoàn thiện quản lý dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay
Luận án tiến sĩ y học Hoàn thiện quản lý dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay.Từ sau đổi mới nước ta có sự chuyển biến căn bản, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Song song với quá trình đó là chức năng của nhà nước có sự chuyển đổi, từ nhà nước quản trị sang nhà nước dịch vụ. Nhiều vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước mới phát sinh trong đó có dịch vụ công.
Dịch vụ công ở nước ta đang trong quá trình phát triển, do đó quản lý dịch vụ công là vấn đề mới, cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Về mặt lý luận, dịch vụ công là vấn đề mới, chúng ta chưa có một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về vấn đề này. Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đòi hỏi phải được lý giải để định hướng cho hoạt động thực tiễn một cách đúng đắn. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải nghiên cứu, hoàn thiện lý thuyết về dịch vụ công, đồng thời, tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống thế chế về dịch vụ công và phát triển dịch vụ công. Về mặt thực tiễn, phát triển dịch vụ công và quản lý dịch vụ công đang đặt ra nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm của cả phía người dân lẫn các nhà quản lý.
Tình trạng yếu kém chất lượng, hạn chế về trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công cơ bản (dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích) đã và đang tạo ra tâm lý bức xúc trong quần chúng. Đối với người dân, kiểm chứng tính ưu việt của chế độ chính là thông qua những gì họ được thụ hưởng và cảm nhận hàng ngày mà dịch vụ công là một biểu hiện sinh động nhất. Trong một thế giới mà con người ngày càng ý thức rõ rệt hơn quyền của chính mình, thì thụ hưởng dịch vụ công với chất lượng tốt hơn là thước đo trực tiếp về đảm bảo quyền con người trong xã hội.5
Những cải cách, đổi mới quản lý phát triển dịch vụ công thời gian qua đã mang lại những kết quả nhất định như tách quản lý sự nghiệp hành chính công khỏi quản lý hành chính công, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công, đơn vị hành chính công và doanh nghiệp công ích, đến thể chế hóa quyền và trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước, tìm động lực cho sự phát triển của khu vực ngoài nhà nước. Những cải cách, đổi mới quản lý dịch vụ công đã có tác động to lớn đối với mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ tạo cơ hội cho sự lựa chọn của khách hàng, thu hút thêm nguồn lực của xã hội vào phát triển dịch vụ công. Tuy nhiên, những đổi mới đó đang ở mức độ bước đầu, còn không ít bất cập mà nguyên nhân sâu xa là thiếu tư duy đột phá, thiếu khuôn khổ pháp lý cần thiết đảm bảo trách nhiệm của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công; thiếu chính sách thu hút tư nhân cũng như các thể chế của xã hội dân sự tham gia dưới các hình thức phù hợp. Những bất cập đó dẫn đến tiêu cực và thiếu trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ công do nhà nước đảm nhận. Tình trạng phí quá cao và chế độ tài chính thiếu rõ ràng của khu vực ngoài công lập đang gây nên những bất bình của xã hội. Thực trạng đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới quản lý dịch vụ công hiệu quả hơn, nhất là trong điều kiện mức sống dân cư ngày càng nâng cao khi nước ta đã thoát khỏi tình trạng một nước thu nhập thấp, bước vào ngưỡng thu nhập trung bình thấp. Do đó, việc thực hiện đề tài “Hoàn thiện quản lý dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
MỤC LỤC Trang
A- MỞ ĐẦU. 4
B. NỘI DUNG. 13
Chương I: Cơ sở lý luận về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công. 13
1.1. Dịch vụ công và quản lý dịch vụ công. 13
1.2. Vai trò của nhà nước đối với dịch vụ công. 32
Chương II: Thực trạng quản lý dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay. 37
2.1. Hệ thống thể chế quản lý dịch vụ công. 37
2.2. Quản lý các lĩnh vực của dịch vụ công thời gian qua. 45
2.3. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ở một số nước trên thế giới 74
Chương III: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ
công ở Việt Nam hiện nay.
83
3.1.Quan điểm. 83
3.2. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý dịch vụ công ở Việt
Nam hiện nay.
86
C. KẾT LUẬN. 112
* DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 113
Nguồn: https://luanvanyhoc.com