Kết quả bước đầu của can thiệp tâm lý nhóm cho người bệnh trầm cảm tại tỉnh Thái Nguyên năm 2021
Kết quả bước đầu của can thiệp tâm lý nhóm cho người bệnh trầm cảm tại tỉnh Thái Nguyên năm 2021
Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Thị Thanh Hương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trầm cảm là rối loạn cảm xúc phổ biến gây nhiều hậu quả tiêu cực cho cá nhân và cộng đồng, tuy nhiên có thể quản lý hiệu quả bằng can thiệp tâm lý nhóm. Nghiên cứu thực hiện lần đầu tại Việt Nam nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của can thiệp tâm lý nhóm cho trầm cảm tại Thái Nguyên năm 2021. Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng, theo dõi trước và sau can thiệp, tiến hành ở 10 xã/phường tại thành phố Thái Nguyên từ 8/2020 – 12/2021. Can thiệp tâm lý nhóm 8 buổi theo liệu pháp kích hoạt hành vi, được thực hiện trên 359 người tuổi 18-65 có điểm PHQ-9 ≥ 10 và loại trừ rối loạn tâm thần nặng khác. Đánh giá trước và sau can thiệp sử dụng thang PHQ-9 (đánh giá trầm cảm), Q-LES-Q-SF (chất lượng cuộc sống) và BRCS (khả năng thích ứng). Sau 3 tháng, điểm trầm cảm giảm trung bình 8,32 (ES = 2,47), tỷ lệ trầm cảm giảm từ 100% xuống 49,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các yếu tố ảnh hưởng gồm chất lượng cuộc sống, khả năng thích ứng cũng cải thiện đáng kể.
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp nhất, đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm quan tâm thích thú và giảm năng lượng kéo dài ít nhất 2 tuần. Trầm cảm ước tính đang ảnh hưởng tới trên 300 triệu người trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm dự đoán sẽ trở thành gánh nặng bệnh tật lớn thứ ba toàn cầu vào năm 2030.1Trầm cảm không được điều trị có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề với cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.Điều trị trầm cảm chủ yếu gồm hai phương pháp chính: thuốc và trị liệu tâm lý, trong đó can thiệp tâm lý được cho là bền vững và hiệu quả trong phòng tái phát dài hạn.2 Liệu pháp tâm lý bao gồm can thiệp tâm lý cá nhân và can thiệp tâm lý nhóm, trong đó liệu pháp tâm lý nhóm là hình thức điều trị với sự tham gia của nhiều người bệnh được lựa chọn cẩn thận theo các tiêu chí xác định và dưới sự hướng dẫn bởi người điều hành được đào tạo và giám sát kỹ thuật. Liệu pháp tâm lý nhóm là một hình thức trị liệu phổ biến, tương đối dễ thực hiện so với các liệu pháp tâm lý cá nhân, giúp thay đổi các hành vi kém thích ứng bởi các hành vi có lợi cho sức khỏe tâm thần của từng thành viên qua tác động tương hỗ và thông cảm giữa các thành viên nhóm. Cán bộ thực hiện tâm lý nhóm có thể là cán bộ chuyên khoa hoặc không chuyên khoa được đào tạo và giám sát theo các nội dung được xây dựng phù hợp với cộng đồng.3,4Can thiệp tâm lý nhóm cho trầm cảm dựa trên liệu pháp kích hoạt hành vi là một phương pháp trị liệu tâm lý xã hội đã được chứng minh phù hợp và hiệu quả với người trầm cảm tại cộng đồng, đặc biệt tại các nước có thu nhập trung bình thấp
Nguồn: https://luanvanyhoc.com