KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT STENT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT STENT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT STENT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Phạm Hồng Phương1, Vũ Văn Tình1, Nguyễn Hữu Long1, Hồ Xuân Linh1, Phạm Đức Quang1
1 Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị hẹp động mạch cảnh bằng phương pháp đặt stent động mạch cảnh có thiết bị bảo vệ huyết khối tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và Phương pháp: 32 bệnh nhân hẹp động mạch cảnh có chỉ định và được đặt stent động mạch cảnh tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 01/2019 đến tháng 08/2021. Kết quả điều trị được đánh giá thời điểm sau thủ thuật, trong thời gian nằm viện và sau 1 tháng. Kết quả: Tổng số 32 bệnh nhân được đặt stent động mạch cảnh có thiết bị bảo vệ huyết khối. Tỷ lệ thành công của thủ thuật là 100%. Chỉ có một trường hợp (3,12%) tai biến đột quỵ ngay sau khi thủ thuật. Kết quả theo dõi ngắn hạn theo dõi ghi nhận: Tử vong (0%), nhồi máu cơ tim (0%). Kết luận: Điều trị hẹp động mạch cảnhbằng kỹ thuật đặt stent có thiết bị bảo vệ huyết khốilà phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cao.

Hẹp động mạch cảnh do xơ vữa là một bệnh lý  mạch  máu  thường  gặp  trên  thế  giới  và  là nguyên nhân thường gặp của nhồi máu não.Các nghiên  cứu đã cho thấy khoảng80% các trường hợp  tai  biến  mạch  máu  não  là  nhồi  máu  não trong đó nguyên nhân do hẹp động mạch cảnh chiếm 15-30% [1]. Tại Hoa Kỳ khoảng 700.000 trường hợp bị đột quỵ nãomỗi năm và chi phí cho các bệnh nhân này lên đến 40 tỷ USD [2,3].Tổn thương gây ra hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng không  chỉ đến đời sống của người bệnh (tàn tật suốt đời, mất khả năng hoạt động, hòa nhập cộng đồng …) mà còn là gánh nặng kinh tế lớn chogia đình và xã hội.Điều trị  hẹp động mạch cảnh ngoài nền tảng điều trị nội khoa, thì phẫu  thuật  bóc  tách  nội  mạc  (carotid  artery endarterectomy)và  can  thiệp  đặt  giá  đỡ(stent) động mạch cảnh là hai biện pháp điều trị triệt để tình trạng hẹp động mạch cảnh.Phương  pháp  phẫu  thuật  bóc  tách  nội  mạc động mạch cảnh đã được thực hiện từ năm 1950 nhưng  đến  những  năm  1990  mới  được  chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trong dự phòng đột quỵ trong các nghiên cứu ngẫu nhiên không đối chứng lớn [4, 5]. Kỹ thuật can thiệp nội mạch đặt stent động mạch cảnh được triển khai trên thế giới từ năm 1998, đã mở ra một thời kỳ mới trong điều trị hẹp động mạch cảnh.  Đây là một phương pháp ít xâm lấn hơn với tính hiệu quả và độ an toàn cao tương đương phẫu thuật, và đã được cácnghiên cứu trên thế giới chứng minh về tính hiệu quả và an toàn qua nhiều nghiên cứu như CAVATAS, SAPHIRRE hay CREST[5, 6].Tại  Việt  Nam,  kỹ  thuật  can  thiệp  đặt  stent động mạch cảnh được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2003 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện nay,kỹ thuật này đã được tiến hành và triển khai rộng rãi tại nhiều trung tâm can thiệp trong cả nước. Tại  Nghệ  An,  can  thiệp  đặt  stent  động  mạch cảnh đoạn ngoài sọ được triển khai từ năm 2018 tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An,  tuy  nhiên chưa có báo cáo hay thống kê chính thức nào. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá bước đầu kết quả điều trị hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng phương pháp can thiệp đặt stent tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment