NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CƯỜNG GIÁP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CƯỜNG GIÁP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Ngô Đức Kỷ1, Phạm Đức Quang1, Nguyễn Thị Hoài Trang1
1 Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét mật độ xương (MĐX) và tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân cường giáp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 71 đối tượng, tuổi từ 20 – 50 tuổi. Trong đó, có 35 bệnh nhân bị cường giáp và 36 bệnh nhân bình thường làm nhóm chứng tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2021. Kết quả: MĐX trung bình (T-Score) ở tất cả vị trí (cổ xương đùi và cột sống thắt lưng) ở bệnh nhân cường giáp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05). Tỷ lệ rối loạn MĐX ở nhóm cường giáp là 48,6% và tỷ lệ loãng xương là 35,5%. Tỷ lệ rối loạn MĐX ở nhóm cường giáp có thời gian mắc bệnh ≥ 6 tháng (70,6%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có thời gian mắc bệnh < 6 tháng (27,8%) với p < 0,05. Kết luận: Cường giáp có ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương, làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương. Trong đó, thời gian mắc bệnh càng dài là một yếu tố nguy cơ cao của rối loạn mật độ xương ở bệnh nhân cường giáp.
Rối loạn chức năng tuyến giáp là một rối loạn nội tiết hàng đầu xảy ra trên toàn thế giới với tỷ lệ phổ biến ước tính khoảng 3-4%[1]. Conđường sinh lý bệnh kết nối chức năng tuyến giáp với sức khỏe của xương đã được nghiên cứu rộng rãi và ngày nay, người ta tin rằng sự trao đổi chéo giữa hormon tuyến giáp và mô xương được thực hiện thông qua các thụ thể nằm trong mô xương [2]. Một số nghiên cứu đã được công bố trong hai thập kỷ qua nhấn mạnh ảnh hưởng của chức năng tuyến giáp đến MĐX. Một số nghiên cứu đã được công bố cho thấy cường giáp quá mức có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mô xương dẫn đến tình trạng mất xương và loãng xương [3, 4].Ở người trưởng thành khỏe mạnh, cường giáp làm thay đổi quá trình tái tạo xương, làm giảm khoảng thời gian hình thành xương mới gần 50% và cũng làm giảm quá trình tiêu xương, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cuối cùng dẫn đến bệnh gãy xương. Nghiên cứu của Basset và Williams [5]đã quan sát thấy rằng bộ xương cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi của chức
Nguồn: https://luanvanyhoc.com