KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT STRIPPING KẾT HỢP MULLER

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT STRIPPING KẾT HỢP MULLER

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT STRIPPING KẾT HỢP MULLER
Nguyễn Vũ Khôi1, Nguyễn Sanh Tùng, Nguyen The Kien
1 Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Nghiên cứu mô tả các triệu chứng lâm sàng và kết quả điều trị của 52 bệnh nhân được chẩn đoán suy giãn hệ TM nông chi dưới được điều trị bằng phẫu thuật Stripping kết hợp Muller tại bệnh viện đại học y dược Huế và bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2018 đến 7/2019. Có 52 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật, tuổi trung bình là 58,2 ±  13,1 tuổi, tỷ lệ nam/nữ:1/2,25, tổng cộng  có 85 chân được phẫu thuật, trong đó 40 chân phải và 45 chân trái, triệu chứng lâm sàng chủ yếu  là tĩnh mạch nổi rõ (100%); tức nặng chân (82,7%). Giai đoạn lâm sàng theo CEAP độ 2 chiếm 37,6%, độ 3 chiểm 30,5%. Kích thước TMH lớn trung bình chân trái 8,9 ± 3,3 mm, chân phải 9,1 ± 2,9 mm. Không ghi nhận tai biến hay biến chứng nặng.  Tại thời điểm 1 tháng, 80% chân rất tốt, 1,2% chân tốt và 18,8% chân khá. Thời điểm 6 tháng, 87,5% chân rất tốt, 3,6% chân tốt và 8,9% chân khá.

Suy  giãn  tĩnh  mạch  nông  chi  dưới (SGTMNCD)  là  bệnh  lý  phổ  biến  trên  thế giới.Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như nội khoa, tiêm xơ, laser nội mạch, RF nội mạch, điều trị ngoại khoa.Tuy nhiên cần đánh giá đúng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phẫu thuật Stripping kết hợp Muller.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT STRIPPING KẾT HỢP MULLER

Leave a Comment