Kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Vũ Ngọc Tú, Phùng Duy Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Ước
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khác với vết thương tim, chấn thương tim có thể lâm sàng rất đa dạng. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng qui trình xử trí chấn thương tim dựa vào các thể lâm sàng phù hợp với điều kiện thực hành tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với 34 bệnh nhân, có độ tuổi trung bình là 40,5. Nguyên nhân chính của chấn thương tim là tai nạn giao thông (20/34 trường hợp). Các thể lâm sàng theo mức độ chèn ép tim là: tối cấp: 3, cấp: 10, bán cấp: 13, không chèn ép: 8. Có 58,8% có chấn thương ngực, 41,2% có gãy xương ức kèm theo. Tất cả các bệnh nhân thể tối cấp và đa số thể cấp được phẫu thuật với đường mở xương ức rộng rãi và các bệnh nhân đều cho kết quả tốt khi ra viện. Đa phần thể bán cấp (11/13 trường hợp) được dẫn lưu Marfan và thể không chèn ép tim được điều trị bảo tổn ở 4/8 trường hợp. Có hai trường hợp tử vong: 1 do tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân đa chấn thương nặng, 1 do tổn thương buồng tim quá lớn, dẫn tới tình trạng chảy máu mất kiểm soát sau mổ. Thể lâm sàng dựa trên mức độ cấp tính của chèn ép tim là cơ sở quan trọng để thực hiện phẫu thuật chấn thương tim.

Chấn thương tim là những thương tổn tại tim gây ra do sang chấn trực tiếp hoặc gián tiếp của những vật tù đầu. Hầu hết chấn thương tim gặp sau các tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Bệnh này chiếm tỉ lệ 10% – 75% các trường hợp chấn thương nặng, đặc biệt là khi chấn thương ngực.1 Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lưu Sỹ Hùng trên 129 bệnh nhân tai nạn giao thông, có tới hơn một nửa có vỡ 1 hoặc nhiều buồng tim.2 Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng của chấn thương tim rất thay đổi và không có một tiêu chuẩn vàng nào để loại trừ hay khẳng định chắc chắn thương tổn của quả tim. Do đó, không thể đưa ra được nguyên tắc điều trị chung cho tất cả các trường hợp.Năm 1994, tác giả Moore đưa ra phân loại cụ thể chấn thương lồng ngực, bao gồm có tổn thương của các thành phần của quả tim: màng tim,  cơ  tim,  các  buồng  tim.  Các  thương  tổn được đưa vào bảng tính điểm cụ thể cho từng thương  tổn.  Thương  tổn  càng  nặng  thì  tổng điểm càng cao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể áp dụng phân loại này để chẩn đoán và xử trí, nhất là với những trường hợp diễn biến cấp tính, cần phẫu thuật ngay từ khi chưa kịp thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh rõ ràng làm cơ sở cho phân loại.3 Năm 2004, tác giả Schultz và Trunkeyđưa ra nghiên cứu tổng kết các kết quả điều trị chấn thương tim ở các thể khác nhau, do đó có các phương pháp điều trị riêng cho từng thể, bao gồm điều trị nội khoa, dẫn lưu màng tim hoặc phẫu thuật.

Kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Leave a Comment