Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Công Huy, Dương Ngọc Thắng, Nguyễn Hùng Mạnh, Phùng Duy Hồng Sơn
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phồng động mạch chủ bụng vỡ là biến chứng hay gặp nhưng cũng nặng nề nhất với tỉ lệ tử vong rất cao của nhóm bệnh lý phồng động mạch chủ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu với số lượng lớn nào được thực hiện ở Việt Nam về nhóm bệnh lý này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định phồng động mạch chủ bụng dưới thận vỡ, đã được điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, từ 01/2015 đến 05/2021. Kết quả: Có tổng số 60 bệnh nhân được phẫu thuật, tuổi trung bình 67,5 ± 11,12 tuổi; thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng đến lúc được nhập viện 13,3 ± 11,72 giờ; 95% bệnh nhân có đau bụng, 90% khám thấy khối phồng. Phồng hình thoi chiếm 90%, kích thước trung bình 66,8 ± 16,13 mm. Có 86,7% bệnh nhân được thay đoạn mạch nhân tạo chữ Y với thời gian phẫu thuật trung bình 219,3 ± 60,49 phút. Tỉ lệ tử vong sớm 13,3%, tổng tỉ lệ tử vong 28,3%. Kết luận: cần theo dõi và điều trị sớm đối với những trường hợp phát hiện phồng động mạch chủ bụng nhằm hạn chế các biến chứng với tỉ lệ tử vong cao.

ĐM chủ bụng (PĐMCB) khi kích thước đoạn ĐM chủ (ĐMC) ≥ 3cm trên siêu âm mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy1, với hơn 85% khu trú ở đoạn ĐMC dưới chỗ xuất phát của ĐM thận (PĐMCB dưới thận). Hầu hết PĐMCB được phát hiện tình cờ do không có triệu chứng lâm sàng nổi  bật,  trừ  khi  có  biến  chứng.  Tỉ  lệ  tử  vong khoảng 1%, 3%, 4% và 6% trong vòng 1 năm đối với bệnh  nhân  (BN) có  khối phồng với  đường kính tương ứng lần lượt là 40-50mm, 55-60mm, 60-70mm  và trên 70mm2. Biến  chứng  nặng  nề nhất là vỡ PĐMCB, được định nghĩa làtình trạng chảy máu cấp tính ra ngoài thành khối phồng gây tràn máu sau phúc mạc hoặc trong ổ bụng. Chỉ định điều trị đối với PĐMCB dưới thận có biến chứng dọa vỡ hoặc vỡ là can thiệp nội mạch cấp cứu hoặc phẫu thuật cấp cứu thay đoạn ĐMC bụng bằng đoạn mạch nhân tạo. Dù đã có nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực can thiệp mạch, hồi sức cấp cứu, tỉ lệ tử vong chu phẫu đối với PĐMCB  vỡ  vẫn  lên  đến  40-60%  theo  một  số nghiên cứu trên thế giới3,4, tạo ra thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên tim mạch. Với tần suất phẫu thuật khoảng 15-20 ca/năm, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có nhiều kinh nghiệm xử trí các PĐMCB dưới thận biến chứng dọa vỡ -vỡ; nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm xử trí và kết quả điều trị PĐMCB vỡ tại đây sẽ góp phần nâng cao năng lực chẩn đoán cũng như chất lượng điều trị PĐMCB dưới thận

Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Leave a Comment