KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN CỦA PHỔI GIAI ĐOẠN IIIB-IV BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN CỦA PHỔI GIAI ĐOẠN IIIB-IV BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN CỦA PHỔI GIAI ĐOẠN IIIB-IV BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN
Hoàng Minh Tú1, Trần Bảo Ngọc2, Đào Thị Thu Minh1
1 Trung tâm Ung bướu, Bv Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị, các tác dụng phụ không mong muốn của điều trị phác đồ Paclitaxel-Carboplatin trên bệnh nhân UTP loại biểu mô tuyến giai đoạn IIIB-IV tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn IIIb-IV có chỉ định hóa trị phác đồ Paclitaxel-Carboplatin từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 59,5 ± 11,2 tuổi (khoảng 35 – 76 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 4,25/1. Đáp ứng hoàn toàn 0%, đáp ứng một phần 33,3% (14 bệnh nhân), bệnh ổn định 40,5% (17 bệnh nhân) và 11 trường hợp tiến triển bệnh. Độc tính cấp tính chủ yếu ở độ 1, độ 2 với tỷ lệ thấp, không gặp độc tính độ 3, độ 4. Kết luận: Phác đồ Paclitaxel-Carboplatin cho bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn muộn đạt tỷ lệ đáp ứng khá tốt với các tác dụng phụ chấp nhận được và có thể phục hồi.

Ung thư phổi (UTP) là một trong những bệnh ung  thư  phổ  biến  nhất  trên  thế  giới.  Theo  cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) 2020 trên thế giới có hơn 2,2 triệu ca mới mắc UTP và ước tínhcó gần 1,8 triệu người tử vong do căn bệnh này. Tại VN theo ghi nhận của Globocan 2020 có 26.262 ca mắc mới đứng thứ 2 trong tổng số các bệnh ung thư.Theo phân loại của Tổ  chức Y tế Thế giới, UTP được chia làm 2 nhóm chính là UTP tế bào nhỏ và UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN). Trong đó  nhóm  UTPKTBN  chiếm  khoảng  80-85%… Phương  pháp  điều  trị  UTPKTBN  tùy  thuộc  vào giai đoạn bệnh. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng khi bệnh còn ở giai đoạn khu trú (giai đoạn I-IIIA). Hóa chất và xạ trị thường được áp dụng điều trị ở giai đoạn muộn khi bệnh không còn khả năng phẫu thuật (giai đoạn IIIB-IV) nhằm cải  thiện  triệu  chứng,  kéo  dài  thời  gian  sống thêm.  Tuy  nhiên,  thực  tế  lâm  sàng  cho  thấy, phần lớn bệnh nhân UTP khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, tổn thương đã xâm lấn, lan rộng không còn khả năng điều trị triệt căn. Hóa trị triệu chứng trong điều trị UTP giai đoạn muộn với nền tảng là nhóm Platinum kết hợp với các thuốc  thế  hệ  3: 

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô tuyến phổi, Paclitaxel-Carboplatin, kết quả điều trị

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Quyết định 4825/QĐ-BYT ngày 06/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 2018. 
2. Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Tuyết Mai, “Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb-IV bằng phác đồ Pemetrexed – Cisplatin”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 1 (501), tr. 264-268. 
3. Đỗ Hùng Kiên, Nguyễn Thị Như Hoa, “Kết quả sống thêm và một số tác dụng không mong muốn của hoá chất Topotecan trong điều trị bước hai ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn muộn tại Bệnh viện K”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 2 (tháng 6), tr. 46-50. 
4. Lê Viết Nam, Phạm Cẩm Phương, “Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ có Pemetrexed trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 2 (509), tr. 153-157. 
5. Trần Đình Quang, Nguyễn Thái Hòa, “Tác dụng không mong muốn của điều trị bước một phác đồ Paclitaxel – Carboplatin ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV ở bệnh nhân cao tuổi”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 1 (508), pp. 165-169. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment