KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BÁN TRẬT KHỚP VAI SAU NHỒI MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM, TẬP VẬN ĐỘNG VÀ ĐEO ĐAI
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BÁN TRẬT KHỚP VAI SAU NHỒI MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM, TẬP VẬN ĐỘNG VÀ ĐEO ĐAI
Nguyễn Thị Thanh Tú1, Tạ Đăng Quang1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị bán trật khớp vai sau nhồi máu não bằng điện châm, tập vận động và đeo đai. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán bán trật khớp vai sau nhồi máu não điều trị bằng điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai. Kết quả: 60% bệnh nhân cải thiện tổng điểm FMA (Fugl-Myer Assessment) có ý nghĩa lâm sàng và 46,7% bệnh nhân khỏi bán trật khớp vai trên phim X-quang. Nhóm bệnh nhân bị bán trật khớp vai nặng có khả năng phục hồi bán trật khớp vai kém hơn nhóm bán trật khớp vai vừa/nhẹ (OR = 4,0, 95% CI = 1,71 – 9,35). Phương trình hồi quy tuyến tính là: Thay đổi tổng điểm FMA = 0,851 x Thay đổi khoảng cách bán trật khớp vai + 0,218. Các yếu tố tuổi, giới, thời gian bị bệnh, điểm NISSH (National Institutes of Health Stroke Scale), mức độ liệt, bên liệt, tay thuận, hội chứng đau vùng phức hợp chưa thấy rõ sự khác biệt với mức độ vận động và mức độ khéo léo bàn tay (p > 0,05). Kết luận: 60% bệnh nhân cải thiện tổng điểm FMA có ý nghĩa lâm sàng và 46,7% bệnh nhân khỏi bán trật khớp vai trên phim X-quang. Mức độ bán trật khớp vai nặng có khả năng phục hồi bán trật khớp vai kém hơn.
Bán trật khớp vai (BTKV) là một biến chứng phổbiến của bệnh liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, tỷlệmắc bệnh thay đổi từ17% đến 81% [6]. Người bệnh BTKV nếu không được điều trịkịp thời có thểgây đau vai tay, tổn thương thần kinh, làm giảm chức năng vận động chi trên và ảnh hưởngđến sựphục hồi chức năng vận động của người bệnh [4]. Vì vậy, quản lý BTKV phải là một phần quan trọng của phục hồi chức năng chi trên. Một sốphương pháp điều trịbán trật khớp vai được phổbiến trên lâm sàng, trong đó có đeo đai nâng vai và các bài tậpphục hồi chức năng vận động. Thêm vào đó, Y học cổtruyền điều trịbệnh lý này chủyếu bằng phương pháp không dùng thuốc, điện châm được sửdụng rộng rãi ởcác cơ sởy tế. Sựkết hợp giữa điện châm và tập vận động và đeo đai nâng vai đã được sửdụng thường xuyên ởBệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội cho thấy có kết quảtốt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đểđánh giá một cách khách quan phương pháp điều trịphối hợp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quảđiều trịbán trật khớp vai sau nhồi máu não bằng điện châm, tập vận động và đeo đai.2. Mô tảmột sốyếu tốliên quan đến kết quảđiều trị
Nguồn: https://luanvanyhoc.com