Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay.Hiện nay, điều dưỡng đã trở thành một bộ phận độc lập và không thể tách rời trong hệ thống y tế [1], [2], [3]. Chăm sóc điều dưỡng là một hoạt động nghề nghiệp chuyên môn, đòi hỏi người điều dưỡng phải có đạo đức, tri thức và kỹ thuật thành thạo để đảm bảo các vai trò làm việc độc lập, phối hợp và phụ thuộc [2]. Để đạt được yêu cầu trên, việc nâng cao kiến thức, năng lực cho người điều dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế [4], [5].
Với người Điều dưỡng, bằng cấp cao có thể trở thành một đầu tư thông minh. Tạp chí Nurse Journal đã thống kê 25 lý do mà người điều dưỡng chọn để học chương trình đào tạo thạc sĩ [6]. Nhiều khảo sát đã cho thấy, người điều dưỡng có bằng thạc sĩ có xu hướng kiếm được mức lương cao hơn trong nhóm những công việc có trách nhiệm cao [7], [8], [9]. Nó là bước chuyển tiếp để người học có cơ hội học tập tiếp ở trình độ tiến sĩ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy người thạc sĩ điều dưỡng có những đóng góp tích cực trong nghiên cứu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới và đảm bảo an toàn cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong tại bệnh viện và tăng cường chăm sóc tại nhà [10], [11].
Chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng đã có quá trình phát triển lâu dài để đáp ứng với kiến thức mới cũng như sự phát triển của kỹ thuật trong chăm sóc điều dưỡng, gắn liền với năng lực người điều dưỡng trình độ thạc sĩ [12], phù hợp với “đầu vào”, năng lực người học và chuẩn đầu ra được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực dành cho người điều dưỡng, nhu cầu của người học và định hướng phát triển tiếp trong tương lai [4], [13], [14]. Các chương trình đào tạo tập trung đào tạo năng lực chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc, quản lý, đào tạo, nghiên cứu và khả năng tự học tập nâng cao phát triển năng lực nghề nghiệp từ đó tạo cho người thạc sĩ điều dưỡng có nhiều cơ hội trong lựa chọn công việc sau tốt nghiệp cũng như trong tương lai [15], [16], [17].2
Ở Việt Nam, xu hướng phát triển ngành điều dưỡng cũng không ngoại lệ. Chương trình đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ bắt đầu đưa vào các cơ sở đào tạo là các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài (năm 2004) và chương trình đào tạo chính quy của cơ sở chuyên môn (Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007). Sau 15 năm triển khai đào tạo, đã có 6 cơ sở đào tạo mở ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ với hơn 600 thạc sĩ điều dưỡng tốt nghiệp và tập trung nhiều tại các cơ sở giáo dục đào tạo ngành điều dưỡng. Từ năm 2020, theo nhu cầu học tập, số cơ sở đào tạo thạc sĩ điều dưỡng và số lượng thạc sĩ điều dưỡng sẽ tăng.
Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam [18] được ban hành năm 2012 chỉ là bộ chuẩn chung của người điều dưỡng mà chưa phân biệt theo trình độ được đào tạo. Hiện tại Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam đã và đang rà soát lại Bộ chuẩn năng lực này để hoàn thiện lại và định hướng phân các năng lực cần thiết theo trình độ đào tạo, vị trí việc làm của người điều dưỡng phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Để đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng và nhu cầu học tập của người điều dưỡng trình độ thạc sĩ, cần có đánh giá cụ thể thực trạng và nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện đang như thế nào? và một số năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng đang được giảng dạy, ứng dụng trong công việc của người thạc sĩ điều dưỡng như thế nào?
Với mục đích góp phần đào tạo đội ngũ thạc sĩ điều dưỡng đáp ứng theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của ngành chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay” với 2 mục tiêu nghiên cứu:
(1) Mô tả nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay;
(2) Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………..i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………….ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………..v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………….vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………………………….x
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………………xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng hiện nay ………….3
1.1.1. Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng, thạc sĩ điều dưỡng
hiện nay ……………………………………………………………………………………………………3
1.1.2. Thực trạng và nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ……………………………….11
1.2. Năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng……………………..17
1.2.1. Năng lực và các năng lực cốt lõi của người thạc sĩ điều dưỡng ……………..17
1.2.2. Chuẩn năng lực người điều dưỡng và năng lực cốt lõi của thạc sĩ
điều dưỡng………………………………………………………………………………………………20
1.3. Chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ……25
1.3.1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo…………………………………………………….25
1.3.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và các năng lực cốt lõi đào tạo
thạc sĩ điều dưỡng của các trường đại học quốc tế………………………………………..27
1.3.3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của một số
trường đại học tại Việt Nam ………………………………………………………………………34
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………….39
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ………………………………………….39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………39
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………41
2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………………….41
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………42
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ………………………………………………………42
2.2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………………..45iii
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………….49
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………53
2.3. Sai số và biện pháp khống chế sai số ……………………………………………………..54
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………..55
2.4.1. Xử lý và phân tích số liệu sẵn có……………………………………………………….55
2.4.2. Xử lý và phân tích thông tin định tính………………………………………………..55
2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu khảo sát định lượng ……………………………………55
2.5. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………………………60
2.6. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………………..60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..61
3.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay……..61
3.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học
đến năm 2020…………………………………………………………………………………………..61
3.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học
đến năm 2025 và 2030………………………………………………………………………………63
3.2. Các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo…………………………………………………………………………………..70
3.2.1. Đặc điểm của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp……………………………………70
3.2.2. Thực trạng mức độ được đào tạo một số nhóm năng lực của thạc sĩ
điều dưỡng đã tốt nghiệp …………………………………………………………………………..72
3.2.3. Đánh giá mức độ thành thạo các nhóm năng lực cốt lõi chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng………………………………………………………81
3.2.4. Đánh giá mức độ cần thiết đưa vào chương trình giảng dạy thạc sĩ
điều dưỡng với từng nhóm năng lực nghiên cứu…………………………………………..89
3.2.5. Xác định mức độ ưu tiên của 4 nhóm năng lực nghiên cứu trong
chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng………………………………………………………95
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………98
4.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay……..98
4.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học
Việt Nam đến năm 2020 ……………………………………………………………………………98
4.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng………………………………………………….100
4.2. Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn
đầu ra chương trình đào tạo ……………………………………………………………………..107
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….107iv
4.2.2. Thực trạng mức độ được giảng dạy một số nhóm năng lực của thạc sĩ
điều dưỡng đã tốt nghiệp …………………………………………………………………………109
4.2.3. Mức độ thành thạo của các thạc sĩ với từng nhóm năng lực nghiên cứu……117
4.2.4. Mức độ cần thiết đưa vào chương trình giảng dạy thạc sĩ điều dưỡng
với từng nhóm năng lực nghiên cứu ………………………………………………………….120
4.2.5. Mức độ ưu tiên của các nhóm năng lực nghiên cứu trong chương
trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng………………………………………………………………..126
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………128
1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay ………..128
2. Các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương
trình đào tạo của hiện nay đều rất cần thiết và có tính tương quan đồng biến
giữa mức độ giảng dạy và mức độ thành thạo ………………………………………………..128
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ……………………………………………………….130
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢ0
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Nguồn lực điều dưỡng của một số quốc gia …………………………………………..3
1.2. Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm 2020………………………….6
1.3. Các cơ sở đào tạo ngành điều dưỡng theo các trình độ ………………………….14
1.4. Các cơ sở đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ …………………………….15
1.5. Ban hành chuẩn đầu CTĐT thạc sĩ điều dưỡng các cơ sở đào tạo ………………35
2.1. Số lượng người tham gia phỏng vấn sâu và phát vấn …………………………….43
2.2. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu đối với
mục tiêu 1………………………………………………………………………………………..49
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu đối với
mục tiêu 2………………………………………………………………………………………..50
2.4. Điểm các mức độ đánh giá chung theo các thang đo……………………………..57
2.5. Điểm mức độ ưu tiên…………………………………………………………………………57
3.1. Giới tính và tuổi tốt nghiệp* của thạc sĩ điều dưỡng theo từng cơ sở
đào tạo …………………………………………………………………………………………….62
3.2. Giới tính và tuổi tốt nghiệp trung bình theo giới …………………………………..62
3.3. Nhận định của cán bộ quản lý (đại diện đơn vị sử dụng) về vị trí công
tác của thạc sĩ điều dưỡng………………………………………………………………….63
3.4. Thực trạng và nhu cầu đội ngũ giảng viên thạc sĩ điều dưỡng tại các
cơ sở giáo dục đang đào tạo trình độ cao đẳng và đại học ngành điều
dưỡng năm 2020 ………………………………………………………………………………65
3.5. Ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ quản lý
điều dưỡng tại các bệnh viện về các nhóm năng lực cần đưa vào
giảng dạy trong CTĐT thạc sĩ ĐD (n=21) ……………………………………………67
3.6. Mức độ ưu tiên trong CTĐT thạc sĩ điều dưỡng của từng nhóm năng
lực theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ
quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21)………………………………………..67viii
3.7. Nhóm năng lực ưu tiên theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD
bệnh viện và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21) ………….68
3.8. Một số đặc điểm chung của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp (n=240)…….70
3.9. Vị trí công việc và nhiệm vụ chính của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt
nghiệp (n=240)…………………………………………………………………………………71
3.10. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 chung và theo vị trí công tác
(n=240)……………………………………………………………………………………………73
3.11. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 chung và theo vị trí công tác
(n=240)……………………………………………………………………………………………75
3.12. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 chung và theo vị trí công tác
(n=240)……………………………………………………………………………………………76
3.13. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 chung và theo vị trí công tác
(n=240)……………………………………………………………………………………………78
3.14. Đánh giá về mức độ giảng dạy các nhóm năng lực của thạc sĩ điều
dưỡng theo vị trí công tác (n=240) ……………………………………………………..80
3.15. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 chung và theo vị trí công việc
(n=240)……………………………………………………………………………………………81
3.16. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 chung và vị trí công việc (n=240) ……..83
3.17. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 chung và vị trí công việc (n=240) ……..84
3.18. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 chung và vị trí công việc (n=240) ……..86
3.19. Điểm đánh giá về mức độ thành thạo các nhóm năng lực của thạc sĩ
điều dưỡng theo vị trí công tác (n=240) ………………………………………………88ix
3.20. Hệ số tương quan (R) và hệ số xác định (R2) mức độ thành thạo và
mức độ giảng dạy của từng nhóm năng lực (n=240) ……………………………..89
3.21. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 (n=240)………………………………………….90
3.22. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 (n=240)………………………………………….91
3.23. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 (n=240)………………………………………….92
3.24. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 (n=240)………………………………………….93
3.25. Điểm đánh giá trung bình chung và tỉ lệ đạt mức độ cần thiết từng
nhóm năng lực chung và theo vị trí công việc của thạc sĩ điều dưỡng
(n=240)……………………………………………………………………………………………94
3.26. Điểm trung bình mức độ ưu tiên và độ lệch của các nhóm năng lực
nghiên cứu phân theo vị trí công việc của thạc sĩ điều dưỡng (n=240)………..9
Nguồn: https://luanvanyhoc.com