KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ
Nguyễn Văn Tuấn1, Trần Thị Anh Thơ1
1 Đại học Y khoa Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để khảo sát đặc điểm thiếu máu và các yếu tố liên quan ở 130 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại khoa Nội thận – thận nhân tạo Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ có thiếu máu là 92,3%. Thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (48,5%), thiếu máu vừa chiếm tỷ lệ 37,7% và thiếu máu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 6,2%. Thiếu máu đẳng sắc là loại thiếu máu thường gặp nhất ở bệnh nhân bệnh  thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ (83,3%). Có mối liên quan giữa mức độ thiếu máu với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Kết luận: Thiếu máu còn chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân bệnh  thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Có mối liên quan giữa mức độ thiếu máu với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

Thiếu máu là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Điều hòa sản xuất hồng cầu làmột trong những chức năngnội tiếtchính của thận, vì vậy dù nguyên nhân khởi bệnh là ở cầu thận, hay ống kẽ thận… thì khi thận suy đều gây  triệu  chứng  thiếu  máu.  Thận  càng  suy  thì mức độ thiếu máu càng nặng. Thiếu máu, ngay từ giai đoạn đầu của bệnh thận mạncó thể làm bệnh  nhân  mệt  mỏi,  suy  giảm  khả  năng  tập trung, suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.  Ngoài  ra,  thiếu  máu  có  thể  dẫn  tới  suy tim, làm thúc đẩy sớm hơn tiến triển của bệnh thận mạn và gây ra hàng loạt những biến chứng về tim mạch, thần kinh, … làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Mức độ thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như dinh dưỡng, mức độ tuân thủ điều trị… Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này  nhằm  mục  tiêu:  Khảo  sát  đặc  điểm  thiếu máu và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh  nhân  bệnh  thận  mạn  giai  đoạn  cuối  lọc máu chu kỳ.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu máu, bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Tài liệu tham khảo
1. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (2013), Chẩn đoán và đánh giá thiếu máu trong bệnh thận mạn, Hướng dẫn điều trị thiếu máu trong bệnh thận mạn. tr. 10-11. 
2. Bạch Quốc Tuyên (2002), Đại cương về thiếu máu, Bách khoa thư bệnh học. Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 
3. Hà Thị Thanh (2009), Chương huyết học cơ sở. Huyết học – truyền máu. Nhà xuất bản Y học. 
4. Alemu B, et al (2021), Prevalence of Anemia and Its Associated Factors Among Chronic Kidney Disease Patients Attending Selected Public Hospitals of Addis Ababa, Ethiopia: Institutional-Based Cross-Sectional Study. Original Research. 14-2021: p. 67-75. 
5. Bárány P, et al (1991), Nutritional assessment in anemic hemodialysis patients treated with recombinant human erythropoietin. Clin Nephrol. 35(6): p. 370-379. 
6. Fliss E. M. Murtagh, J.A.H., Irene J.Higginson (2007), The prevalence of symptoms in ERSD: a systematic review. Advances in CKD-the journal of the national kidney foundation. 14(1): p. 82-99. 
7. Kammerer J, et al (2002), Anemia in CKD: prevalence, diagnosis and treatment. Case study of the anemic patient. Nephrol nursing journal. 29(4): p. 371-374. 
8. Lynsey Webb, et al (2009), Demographic and biochemistry profile of kidney transphant rcipients in the U K in 2008: national and centre-specific analyses, The 12th Annual report from the UK renal registry. p. 69-102. 
9. Maria Amélia Aguiar Hazin (2020), Anemia in chronic kidney disease. Revista da Associação Médica Brasileira. 66. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment