Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017

Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017

Luận văn tốt nghiệp đại học Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. An toàn truyền máu là một trong những yêu cầu cơ bản của truyền máu. An toàn truyền máu là một quy trình khép kín từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng máu và các chế phẩm phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình truyền máu, theo dõi các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi truyền… nhằm hạn chế và phòng ngừa các phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân cũng như sức khỏe của bệnh nhân về sau. An toàn truyền máu ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu và an toàn cho người nhận máu.


Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận, do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, cuối cùng của việc thực hiện truyền máu an toàn. Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại cơ sở y tế. Xuất phát từ thực tế trên nên đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” được tiến hành nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
2. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Thành phồ Cần Thơ năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả: kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn truyền máu còn rất hạn chế, điều dưỡng có kiến thức đúng đạt chiếm 21,1%, điều dưỡng có thực hành đúng đạt chiếm 42,2%; còn 9,2% điều dưỡng thỉnh thoảng hoặc không làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu; 87,2% điều dưỡng có thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu; 42,2% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi truyền; có 55% điều dưỡng biết được nhiệt độ thích hợp để bảo quản máu là 2-6 0C; hơn 85% điều dưỡng biết được các chỉ định truyền máu và 99,1% điều dưỡng biết truyền máu cùng nhóm là tốt nhất; đa số các điều dưỡng biết được các vấn đề cần theo dõi trong suốt quá trình truyền máu chiếm gần 80% và có 94,5% điều dưỡng biết ngừng truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường; có 64,2% điều dưỡng biết được thể tích máu cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu,….
Kết luận: việc nâng cao kiến thức và thực hành an toàn truyền máu cho điều dưỡng là rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tập huấn và giám sát thường xuyên quy trình truyền máu nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM TẠ …………………………………………………………………………………………………….i
LỜI CAM KẾT …………………………………………………………………………………………………ii
TÓM TẮT ……………………………………………………………………………………………………….iii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………….iv
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC HÌNH …………………………………………………………………………………vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………..viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………. 3
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỂN MÁU …………………………………………….. 3
2.1.1. Lịch sử phát triển truyền máu của thế giới…………………………………………………… 3
2.1.2. Lịch sử phát triển truyền máu của Việt Nam ……………………………………………….. 4
2.2. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỂN MÁU………………………… 5
2.2.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………………………. 5
2.2.2. Các trường hợp được và không được truyền máu…………………………………………. 6
2.2.3. Nguyên tắc trong truyền máu …………………………………………………………………….. 7
2.2.4. Ý nghĩa trong thực hành truyền máu…………………………………………………………… 8
2.3. TAI BIẾN THƯỜNG GẶP DO TRUYỀN MÁU
VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ …………………………………………………………………………………. 8
2.3.1. Các tai biến truyền máu do miễn dịch…………………………………………………………. 8
2.3.2. Các tai biến truyền máu do nhiễm trùng ……………………………………………………… 9
2.3.3. Tai biến do truyền máu khối lượng lớn ……………………………………………………….. 9
2.3.4. Tai biến khác …………………………………………………………………………………………. 10
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU ……………………………………………………………………….. 10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 12
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………….. 12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………… 12
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu………………………………………………………………………………. 12
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………………………….. 12
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………………….. 12
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….. 12
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………… 12
3.2.2. Cỡ mẫu………………………………………………………………………………………………….. 12v
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………………… 12
3.2.4. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 12
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………………… 15
3.2.6. Phương pháp sai lệch………………………………………………………………………………. 15
3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………….. 15
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………………………………. 17
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………. 17
4.2. THẢO LUẬN…………………………………………………………………………………………… 24
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………………………………… 30
5.1. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 30
5.2. ĐỀ NGHỊ…………………………………………………………………………………………………. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCvi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu …………………………… 13
Bảng 3.2. Nội dung đánh giá kiến thức ………………………………………………………………. 13
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về an toàn truyền máu…………………………… 14
Bảng 3.4. Nội dung đánh giá thực hành ……………………………………………………………… 14
Bảng 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………. 17
Bảng 4.2. Y lệnh truyền máu tại khoa ………………………………………………………………… 17
Bảng 4.3. Nguồn tiếp nhận thông tin về an toàn truyền máu …………………………………. 18
Bảng 4.4. Số nguồn tiếp nhận thông tin ……………………………………………………………… 18
Bảng 4.5. Các chỉ định truyền máu ……………………………………………………………………. 19
Bảng 4.6. Nhóm máu truyền được an toàn………………………………………………………….. 19
Bảng 4.7. Sơ đồ truyền máu hệ ABO …………………………………………………………………. 19
Bảng 4.8. Số máu tối đa khi truyền máu khác nhóm…………………………………………….. 20
Bảng 4.9. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản máu ………………………………………………….. 20
Bảng 4.10. Các tai biến xảy ra khi truyền máu ……………………………………………………. 20
Bảng 4.11. Thực hiện phản ứng chéo tại giường …………………………………………………. 21
Bảng 4.12. Thực hiện phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu ……………………….. 21
Bảng 4.13. Thời gian cần thiết để làm nguội máu trước khi truyền………………………… 22
Bảng 4.14. Nhiệm vụ theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình truyền máu …………….. 22
Bảng 4.15. Việc làm đầu tiên khi có dấu hiệu bất thường …………………………………….. 22
Bảng 4.16. Thể tích cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu…………………… 22
Bảng 4.17. Những vấn đề cần theo dõi khi truyền máu ………………………………………… 2

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment