KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NẰM VIỆN CÓ NGUY CƠ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NẰM VIỆN CÓ NGUY CƠ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
Nguyễn Nhị Đệ1, Vũ Quang Huy1, Võ Thành Toàn2, Trương Công Duẩn3, Nguyễn Quang Đẳng2, Trần Thuỳ Lẽn1, Phan Nguyễn Thanh Vân4
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân cao tuổi (BNCT) điều trị nội trú. Chẩn đoán và điều trị sớm HKTMS làm gia tăng tỉ lệ sống còn. Trong đó, nồng độ D-dimer có độ nhạy cao 94-96% ở hầu hết bệnh nhân bị HKTMS. HKTMS ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng gặp nhiều ở những người trên 60 tuổi. Mục tiêu: Xác định nồng độ D-dimer trung bình và mối liên quan giữa nồng độ D-dimer, siêu âm doppler ở BNCT chẩn đoán HKTMS với các đặc điểm bệnh lý tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 01 đến tháng 5/2022 trên 260 BNCT nhập viện điều trị nội trú có nguy cơ HKTMS (có điểm Wells ≥ 1 điểm) tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Nồng độ D-dimer của bệnh nhân mắc HKTMS có trung vị là 3106,5 ng/ml và cao gấp khoản 1,5 lần so với không mắc HKTMS; kèm siêu âm doppler dương tính 36/260 bệnh nhân (tương đương 13,85%). Có mối liên quan giữa nồng độ D-dimer với nhóm tuổi, bệnh tim mạch và chấn thương (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân có điểm Wells ≥ 1 điểm; nồng độ D-dimer (>500 ng/ml) kèm siêu âm doppler dương tính có giá trị tiên đoán HKTMS. Tuổi và bệnh lý đi kèm là yếu tố tác động đến HKTMS ở BNCT nằm viện điều trị nội trú.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân cao tuổi nội trú.Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (HKTM) là một gánh nặng toàn cầu với khoảng 10 triệu trường hợp xảy ra hàng năm, là bệnh lý mạch máu đứng hàng thứ ba sau nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ(1).HKTMSít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng gặp nhiều ở những người trên 60 tuổi(2).Chẩn đoán và điều trị sớm HKTMS làm gia tăng tỉ lệ sống còn.Trước đây, chụp tĩnh mạch cản quang được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán HKTMS nhưng ngày nay kỹ thuật này đã được thay thế bằng các kỹ thuật không hoặc ít xâm lấn hơn như: chụp tĩnh mạch, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, siêu âm doppler, D-dimer,… (3,4). Trong đó, nồng độ D-dimer có độ nhạy cao 94-96% ở hầu hết bệnh nhân bị HKTMS. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá HKTMS ở bệnh nhân cao tuổi tuy nhiên chưa có sự đồng nhất về nhómđối tượng, độ tuổi,… trong các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh một trong những thành phố phát triển nhất cả nước, nơi tập trung nhiều các bệnh viện và phòng khám chăm sóc sức khỏe người dân. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thựchiện nghiên cứu với tên đề tài này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nồng độ D-dimer, bệnh nhân cao tuổi nằm viện điều trị nội trú, huyết khối tĩnh mạch sâu
Tài liệu tham khảo
1. Di NM, Van EN, Büller HR. Deep vein thrombosis and pulmonary embolism. The Lancet. 2016;388(10063):pp. 3060-73.
2. Nguyễn Quang Đẳng. Đánh giá vai trò D-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân lớn tuổi có yếu tố nguy cơ trung bình và cao theo thang điểm wells [Luận án chuyên khoa cấp II]. TP.HCM: Đại học Y dược TP.HCM; 2017.
3. Nguyễn Thanh Hiền, Thượng Thanh Phương, Phạm Tú Quỳnh, Nguyễn Ngọc Phương Thư, Thái Thị Mai Yến. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu 2018 [tr. 1-21]. Available from: https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/wp-content/uploads/2018/11/37-1.pdf. .
4. Đặng Vạn Phước, Nguyễn Văn Trí. Đánh giá vai trò của D-Dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010;14(2):tr. 178-83.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com