KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH SỬ DỤNG CÔNG THỨC MDRD

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH SỬ DỤNG CÔNG THỨC MDRD

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH SỬ DỤNG CÔNG THỨC MDRD VÀ CKD-EPI VỚI MỨC LỌC CẦU THẬN ĐO ĐƯỢC DỰA TRÊN ĐỘ THANH THẢI CREATININE NỘI SINH 12H
Nguyễn Duy Hưng1, Đặng Thị Việt Hà2,3, Đỗ Gia Tuyển2,3, Nghiêm Trung Dũng3
1 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu khảo sát sự tương quan giữa mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) sử dụng công thức MDRD và CKD-EPI với mức lọc cầu thận đo được (mGFR) dựa trên độ thanh thải creatninine nội sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu trên bệnh nhân bệnh thận mạn có làm xét nghiệm độ thanh thải creatinine 12h (ClCr12h), khảo sát sự đồng thuận qua hệ số tương quan. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 218 bệnh nhân, nam chiếm tỷ lệ 54,6% (n=119) và nữ chiếm tỷ lệ 45,4% (n=99). Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 66,64 ± 12,19 (27-94 tuổi). eGFR theo công thức MDRD có tương quan với ClCr12h tốt hơn CKD-EPI (r=0,924, r2=0,853, p<0,001 so với r=0,916, r2=0,839, p<0,001). Tương quan giữa eGFR theo công thức MDRD và CKD-EPI với ClCr12h giảm dần theo giai đoạn bệnh thận mạn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5. Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan mức độ rất chặt giữa eGFR sử dụng công thức MDRD và CKD-EPI với mGFR dựa trên độ thanh thải creatnine nội sinh.

Bệnh thận mạn tính là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu, với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cũng như chi phí điều trị ngày càng tăng cao. Theo Hội đồng lượng giá hiệu quả điều trị bệnh thận (KDOQI:    Kidney    Disease    Outcome    Quality Initiative)  của  Mỹ  khuyến  cáo  Bệnh  thận  mạn được đánh giá giai đoạn dựa vào mức lọc cầu thận  (MLCT)  hoặc  độ  thanh  thải  creatinine (ĐTTCr)  mà  không  dựa  vào  creatinine  huyết thanh  đơn  thuần.1Trong  thực  hành  lâm  sàng, các  nhà  thận  học  đều  thống  nhất  sử  dụng  ĐTTCr nội sinh một thông số có tương quan chặt chẽ với độ thanh thải inulin để thăm dò đánh giá mức lọc cầu thận. Nhược điểm chính của phương pháp này là do creatinine được bài tiết thêm tại ống thận nên ĐTTCr thường lớn hơn MLCT, và việc lưu trữ nước tiểu 24h vừa tốn thời gian và không tránh khỏi sai sót do thu thiếu nước tiểu. Do đó nhiều nghiên cứu đã tiến hành để xác lập công  thức  ước  tính  MLCT  từ  creatinine  huyết thanh và các chỉ số nhân trắc học. Trong đó hai công thức được sử dụng phổ biến nhất là MDRD (Modification  of  Diet  in  Renal  Disease)  và  CKD-EPI    (Chronic    Kidney Disease    Epidemiology Collaboration).1Vì vậy chúng tôi tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêukhảo  sát  sựtương  quan  giữa  mức  lọc  cầu  thận  ước  tính (eGFR) sửdụng công thức MDRD và CKD-EPI với mức  lọc  cầu  thận đo được  (mGFR)  dựa trên độthanh thải creatninine nội sinh.

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH SỬ DỤNG CÔNG THỨC MDRD

Leave a Comment