Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa I Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Rối loạn lipid máu đã được khẳng định là yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy vữa xơ động mạch. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới tử vong nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển là bệnh tim mạch có liên quan vữa xơ động mạch chiếm tỷ lệ 45% trong đó bệnh mạch vành là 32%, đội quỵ não 13%.
Theo thống kê năm 2005 có 17,5 triệu người tử vong về bệnh tim mạch chiếm 30% tổng số tử vong trên toàn cầu; trong đó 7,6 triệu người chết do đau tim và 5,7 triệu người chết do đột quỵ. Dự đoán đến 2015 sẽ có khoảng 20 triệu người chết vì bệnh mạch vành [31].
Ở Việt Nam, vữa xơ động mạch là nguyên nhân trực tiếp của nhiều bệnh tim mạch như suy mạch vành, đột tử, đột quỵ não … trước đây ít gặp nay đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội. Theo báo cáo của Viện tim mạch Quốc gia, số bệnh nhân bị bệnh mạch vành trên tổng số bệnh nhân nhập viện tăng theo từng năm: năm 1996: 3%; 2001: 9,5%; 2006: 12% [8], [10]. Phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu góp phần rất lớn trong phòng ngừa vữa xơ động mạch, làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, số lượng bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu đến điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng, đặc biệt là tại phòng khám ngoại trú. Mặt khác chưa có nghiên cứu nào được triển khai để đánh giá đặc điểm của nhóm bệnh nhân này cũng như việc sử dụng thuốc đã đúng phác đồ chưa? và kết quả điều trị ra sao. Với mong muốn đưa ra các đánh giá và đề xuất giúp cho việc điều trị ngày càng hiệu quả, an toàn hợp lý trong sử dụng thuốc, việc theo dõi, so sánh, đánh giá thực trạng một cách có hệ thống các thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là việc hết sức cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm của nhóm bệnh nhân điều trị rối loạn lipid máu tại phòng khám ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng ninh
2. Khảo sát việc dùng thuốc và kết quả điều trị cho bệnh nhân rối loạn lipid máu tại phòng khám ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng ninh
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Sơ lược về chuyển hoá lipid 2
1.1.1. Các lipoprotein 2
1.1.2. Các apolipoprotein 3
1.2. Tổng quan về bệnh 3
1.2.1 Khái niệm rối loạn lipid máu 3
1.2.2. Phân loại 4
1.3. Tổng quan về điều trị rối loạn lipid máu 6
1.3.1. Nguyên tắc điều trị 6
1.3.2. Phác đồ điều trị 8
1.3.3. Đích điều trị của các hướng dẫn điều trị 10
1.4. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu 11
1.4.1. Nguyên tắc điều trị 11
1.4.2. Phân loại và cơ chế tác dụng của thuốc hạ lipid máu 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 18
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 19
2.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá 19
2.2.5. Xử lý số liệu 24
Chương 3: KẾT QUẢ 253.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 25
3.1.1. Tuổi và giới 25
3.1.2. Thể trạng 26
3.1.3. Phân loại RLLM của đối tượng nghiên cứu 27
3.1.4. Chỉ số lipid máu của ĐTNC được chẩn đoán trước điều
trị
28
3.1.5. Các bệnh mắc kèm liên quan đến RLLM 28
3.1.6. Nguy cơ tim mạch 30
3.1.7. Khảo sát các chỉ số sinh hoá máu phản ảnh chức năng
gan, thận.
31
3.2. Tình hình sử dụng và kết quả điều trị RLLM 31
3.2.1. Các thuốc điều trị RLLM được sử dụng cho bệnh nhân 31
3.2.2. Phác đồ điều trị theo từng loại RLLM 32
3.2.3. Khảo sát kết quả điều trị 34
3.2.4. Sự thay đổi nồng độ lipid máu trước và sau điều trị 36
3.2.5. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc 37
Chương 4: BÀN LUẬN 39
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 39
4.1.1. Tuổi và giới 39
4.1.2. Thể trạng 39
4.1.3. Các thể rối loạn lipid máu 40
4.1.4. Các bệnh mắc kèm 40
4.1.5. Nguy cơ tim mạch 40
4.2. Tình hình sử dụng thuốc và kết quả điều trị RLLM 41
4.2.1. Quyết định điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân 41
4.2.2. Lựa chọn thuốc RLLM sử dụng trong từng loại RLLM 41
4.2.3. Theo dõi tác dụng không mong muốn 42
4.2.4. Khảo sát kết quả điều trị 43KẾT LUẬN 44
1. Đặc điểm của bệnh nhân bị RLLM tại BV đa khoa Quảng
Ninh
44
2. Tình hình sử dụng và kết quả điều trị thuốc điều trị RLLM tại
bệnh viện
45
KIẾN NGHỊ 4
TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Tr.133 – 148.
2. Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Dược lý, Tr.262 – 270.
3. Bộ môn hoá sinh, Trường Đại học Dược Hà Nội (2003), Hoá sinh lâm sàng
biện giải ca lâm sàng, TTTT Thư viện Đại học Dược Hà Nội
4. Bộ môn Hoá sinh, Trường Đại học Y Hà Nội (2001) “Chuyển hoá Lipid”, Hoá sinh
5. Bộ Y tế (2009), Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
6. Bộ Y tế (2006), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, Nhà xuất bản y học
7. Hội Tim mạch Việt Nam (1998), “Xử trí chứng rối loại Lipid máu” khuyến cáo số 6
8. Phạm Tử Dương (2003), “Hội chứng tăng Lipid máu”, Bách khoa thư bệnh học, tập 2, Tr.290 – 295
9. Phạm Thị Hiền (1995) Đánh giá rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân suy thận mạn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y Thái Nguyên.
10. Nguyễn Thanh Hường (2009) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn Lipid máu tại Vi ện lão khoa, Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ đại học.
11. Phạm Khuê (2000), “Vữa xơ động mạch” Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr.178 – 202
12. Nguyễn Thị Lan (2003) Nghiên cứu một số chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.
13. Nguyễn Kim Lương (2001), Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái thào đường typ 2 không tăng huyết áp, có tăng huyết áp, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
14. Bùi Thị Mẫn (2004), Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid
máu của viên BCK, Luận văn thạc sỹ y học – Trường Đại học Y Hà Nội.15. Nguyễn Lân Việt (2009), Cập nhật về điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp,
Hội thảo chuyên đề
Nguồn: https://luanvanyhoc.com