Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2021

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2021

Khóa luận tốt nghiệp đại học Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2021.Trước năm 1900, nguyên nhân gây tử vong chính trên toàn cầu là bệnh lý nhiễm trùng và suy dinh dưỡng. Đến những năm đầu thế kỷ 21, mô hình bệnh tật toàn cầu đã có sự chuyển dịch giai đoạn các bệnh dịch lây nhiễm sang giai đoạn bệnh tật liên quan đến béo phì và ít hoạt động thể lực. Hàng năm có 17,3 triệu người chết vì các bệnh lý tim mạch, chiếm 30% tổng tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tỷ lệ tử vong này vào khoảng 20 triệu người. Đến năm 2030, các nhà nghiên cứu dự báo con số này sẽ hơn 23,6 triệu và bệnh tim mạch sẽ là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới [55]. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn các bệnh thoái hóa và bệnh gây ra bởi con người – là giai đoạn bệnh lý không lây nhiễm thống trị, trong đó bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất [11]. Theo thống kê của WHO năm 2016, tại Việt Nam, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong số 77% nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam thì có tới khoảng gần 70% tử vong do bệnh tim mạch [22].

Trong bệnh lý tim mạch, hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [21]. Theo thống kê của WHO, hàng năm trên thế giới có 7,3 triệu người chết do bệnh động mạch vành (ĐMV) [55]. Tại Mỹ, theo báo cáo năm 2014 của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), tỷ lệ mới mắc nhồi máu cơ tim (NMCT) hằng năm là 515000 trường hợp và có 205000 trường hợp NMCT tái phát. Tại Châu
Âu, cứ mỗi 6 nam giới và mỗi 7 nữ giới lại có 1 người bị tử vong do NMCT [52]. Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vào Viện Tim mạch vì NMCT cấp năm 2003 là 4,2% đến năm 2007 đã tăng lên 9,1% và con số trên chưa có dấu hiệu chững lại [23].
HCMVC là hậu quả của mảng xơ vữa không ổn định làm giảm lượng máu tới vùng cơ tim do ĐMV đó nuôi [3]. Trong quá trình hình thành mảng xơ vữa sẽ có các yếu tố nguy cơ tim mạch tác động vào, các yếu tố này có thể tác động vào một giai đoạn cụ thể hoặc xuyên suốt quá trình hình thành mảng xơ vữa tùy thuộc vào tính chất2 của chúng. Cụ thể, các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể can thiệp được như tuổi, giới tính, yếu tố di truyền… và các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể can thiệp được như tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… Trong các yếu tố trên, rối loạn lipid máu đang dần trở thành một vấn đề nổi trội do đời sống người dân được cải thiện, chất lượng bữa ăn được nâng cao đáng kể cùng với lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực, sử dụng nhiều chất kích thích, đặc biệt, rối loạn lipid máu vừa là một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập vừa là yếu tố thúc đẩy các yếu tố nguy cơ tim mạch khác
khi đi kèm. Hiện nay, khả năng thực hiện xét nghiệm các chỉ số lipid máu được tiến hành nhanh gọn và chính xác tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương, theo đó, nếu có thể dựa vào việc đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu định kỳ nhằm đưa ra các giải pháp điều trị và dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch sẽ góp phần cải thiện đáng kể các biến cố tim mạch nói chung và HCMVC nói riêng.
Dựa trên tình hình thực tế, nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân HCMVC sẽ cung cấp được cái nhìn tổng quan về đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân HCMVC, từ đó tạo thuận lợi cho các bác sĩ thực hành lâm sàng sẽ có hướng tiếp cận, phương pháp điều trị và cách dự phòng thích hợp. Chính vì những điều nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2021” với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp.
2. Tìm mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch với rối loạn lipid máu trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………..1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………….3
1.1. Hội chứng mạch vành cấp ……………………………………………………………………………..3
1.2. Rối loạn lipid máu ………………………………………………………………………………………10
1.3. Rối loạn lipid máu và hội chứng mạch vành cấp …………………………………………….16
1.4. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn lipid máu ……………………………………17
1.5. Các nghiên cứu ngoài nƣớc và trong nƣớc……………………………………………………..19
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………………………….21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………..21
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………….27
2.4. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………………………..28
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………29
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………….29
3.2. Đặc điểm rối loạn lipid máu ở đối tƣợng nghiên cứu……………………………………….34
3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn lipid máu trên bệnh
nhân hội chứng mạch vành cấp…………………………………………………………………………..35
Chƣơng 4 BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………….404.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………….40
4.2. Đặc điểm rối loạn lipid máu ở đối tƣợng nghiên cứu……………………………………….46
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn lipid máu trên bệnh
nhân hội chứng mạch vành cấp…………………………………………………………………………..49
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………….55
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………..56
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 1

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu theo NCEP-ATP III (2001)………………………. 16
Bảng 2.1. Các biến số nhân trắc – xã hội dùng trong nghiên cứu ………………………….. 23
Bảng 2.2. Các biến số đặc điểm lâm sàng dùng trong nghiên cứu ………………………… 24
Bảng 2.3. Các biến số rối loạn lipid máu dùng trong nghiên cứu………………………….. 24
Bảng 2.4. Phân độ BMI theo WHO cho các nƣớc Châu Á…………………………………… 26
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi……………………………………………… 29
Bảng 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp …………………………………. 31
Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể………………………….. 31
Bảng 3.4. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo thể lâm sàng…………………………………. 32
Bảng 3.5. Tỷ lệ các thông số lipid máu bị rối loạn ở đối tƣợng nghiên cứu……………. 34
Bảng 3.6. Giá trị trung bình các thông số lipid máu ở đối tƣợng nghiên cứu …………. 35
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tuổi ……………………………………… 35
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và giới tính………………………………. 36
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và nơi cƣ trú…………………………….. 36
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và nghề nghiệp……………………….. 36
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và chỉ số khối cơ thể……………….. 37
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và thể lâm sàng ………………………. 37
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và hút thuốc lá ……………………….. 38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng huyết áp……………………… 38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và đái tháo đƣờng type 2 …………. 38
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ nữ và tỷ lệ nam/nữ giữa các nghiên cứu …………………………. 41
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp giữa các nghiên cứu ……………………. 43
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ rối loạn lipid máu giữa các nghiên cứu…………………………… 46
Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ các thông số lipid máu bị rối loạn giữa các nghiên cứu…….. 47
Bảng 4.5. So sánh giá trị trung bình các thông số lipid máu giữa các nghiên cứu ….. 49DANH MỤC BIỂU ĐỒTrang
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính …………………………………… 30
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nơi cƣ trú …………………………………. 30
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo thói quen hút thuốc lá………………… 32
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tăng huyết áp ……………………………. 33
Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo đái tháo đƣờng type 2………………… 33
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở đối tƣợng nghiên cứu………………………………. 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment