KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KINH Ở NỮ SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Y TẠI HÀ NỘI
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KINH Ở NỮ SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Y TẠI HÀ NỘI
Đỗ Tuấn Đạt1, Nguyễn Thị Thu Hà2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: (1) Mô tả tỉ lệ và mức độ đau bụng kinh ở sinh viên một số trường cao đẳng và đại học y tại Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 922 sinh viên nữ một số trường cao đẳng và đại học Y tại Hà Nội. Kết quả: Tỉ lệ đau trong chu kì kinh nguyệt là 86,6%, trong đó hai vị trí đau thường gặp là đau bụng dưới và đau lưng hoăc vùng xương chậu. Có 16,7% sinh viên cần phải nghỉ học do đau bụng kinh, đa phần chỉ cần nghỉ nửa ngày hoặc về sớm. Dấu hiệu đau bụng trong chu kỳ kinh, trước chu kỳ kinh và mức độ đau trong chu kỳ kinh, trước chu kỳ kinh có ảnh hưởng đến cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Kết luận: tỷ lệ đau bụng kinh ở sinh viên nữ là 86,6%; tỷ lệ sinh viên bị đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày là 16,7%.
Đau bụng kinh (ĐBK) được định nghĩa là một tình trạng đau đớn như kiểu chuột rút xảy ra cùng lúc với chu kì kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đau bụng kinh vào khoảng 16,8% -81% và tỷ lệ cao nhất là 90% đãđược ghi nhận [1], tỷ lệ này thay đổi vì đau bụng kinh còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người, yếu tố cá thể đối với nhạy cảm đau đớn: tất cả các mức độ đau từ nặng đến nhẹ, từ mức hơi khó chịu, cảm giác nặng ở tiểu khung đến mức đau đớn dữ dội, hạn chế vận động và sinh hoạt bình thường trong 24 -48 giờ liền. Đau bụng kinh được chia làm hai loại là đau bụng kinh nguyên phát (hay đau bụng kinh cơ năng) và đau bụng kinh thứ phát (hay đau bụng kinh thực thể). Đau bụng kinh nguyên phát khi không có các bệnh lý tiềm ẩn ở vùng chậu dẫn đến đau, khởi phát từ 6 –12 tháng sau khi có kinh, thường gặp ở độ tuổi 18 –20 tuổi. Đau bụng kinh thứ phát (thực thể) là kết quả của một bệnh lí vùng chậu cụ thể (lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bất thường sinh dục,…). Với mong muốn khảo sát mức độ đau bụngkinh nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược can thiệp giúp người phụ nữ có thể tiếp cận các phương pháp điều trị đau bụng kinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Để tránh những hiểu nhầm và sai số trong quá trình trả lời câu hỏi thăm dò, chúng tôi tiến hành trên đối tượng đã có kiến thức nhất định như sinh viên trường cao đẳng và đại học y. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:Mô tả tỉ lệ và mức độ đau bụng kinh ở sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, khoa Y –Đại học Quốc Gia và Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020.
https://thuvieny.com/khao-sat-tinh-trang-dau-bung-kinh-o-nu-sinh-vien-tai-mot-so-truong-cao-dan/