KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PCSR Ở NHÓM THAM GIA BẢO VỆ RỪNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ QUẢNG TRỰC, HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2020
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PCSR Ở NHÓM THAM GIA BẢO VỆ RỪNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ QUẢNG TRỰC, HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2020
Học viên: Nguyễn Minh Nhật
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lã Ngọc Quang
Quảng Trực là xã thuộc vùng sốt rét (SR) lưu hành nặng. Tại xã hàng năm có số ca mắc chiếm khoảng 30-40% số ca mắc của toàn huyện và là một trong những xã có số mắc cao nhất toàn tỉnh. Đặc biệt, do kiến thức về phòng chống sốt rét (PCSR) chưa đầy đủ và đặc thù công việc nên số ca mắc SR ở người tham gia bảo vệ rừng tại xã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Xác định các yếu tố liên quan đến PCSR của người tham gia bảo vệ rừng là cần thiết, giúp thêm cơ sở khoa học và thực tế cho lập kế hoạch loại trừ SR của tỉnh dự kiến vào năm 2028, góp phần vào lộ trình loại trừ chung của toàn quốc vào năm 2030. Nghiên cứu:
“Kiến thức, thực hành PCSR ở nhóm tham gia bảo vệ rừng và một số yếu tố liên quan tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2020” nhằm (1) Mô tả kiến thức, thực hành PCSR và (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến
thức, thực hành về PCSR của những người tham gia bảo vệ rừng tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2020.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trên 212 đối tượng là người tham gia bảo vệ rừng tại xã Quảng Trực, tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2020. Thu thập thông tin qua phỏng vấn 212 người tham gia bảo vệ rừng, phỏng vấn sâu 7 cuộc, bao gồm cán bộ y tế xã và người tham gia bảo vệ rừng. Nhập số liệu định lượng bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm STATA 14.0. Kết quả nghiên cứu định tính được gỡ băng rồi đánh máy dưới dạng Word, mã hoá thông tin và phân tích theo chủ đề phỏng vấn.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com