Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan.Sới là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi rút gây ra, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ mặc dù có n vắc xin an toàn và hiệu quả. Tiêm phòng sới đã làm giảm 84% số trường hợp tử vong do sửi giữa năm 2000 và 2016 trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em phải được tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi. Tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng cao sẽ lăm ngăn chặn sự lưu hành của vi rút sởi, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% trong nhiều năm liên tục sẽ tiến tới loại trừ bệnh sởi [51].
Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng mở rộng được chính thức triển khai từ năm 1985 với sảu mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi, trong đó có vắc xin phòng bệnh sởi. Từ đó đến nay, vắc xin sởi được triển khai tiêm chủng theo lịch cho trẻ với hai mũi vắc xin lúc 9 tháng và lúc 18 tháng tuổi. Đồng thời triển khai các chiến dịch phòng bệnh sởi cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao và trên phạm vi toàn quốc [33].
Tổ chức Y tế khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, từ năm 2005 đã đưa ra mốc thời gian loại trừ sởới của Khu vực vào năm 2012. Do tỉnh hình thực tế khó khăn nên mốc thời gian đã được dịch chuyển sang năm 2017 [23], tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu này.
Năm 2014 vụ dịch sởi tại Hà Nội đã làm 1.741 trường hợp mắc với 14 trường hợp tử vong. Đến 2017, số mắc có xu hướng tăng so với 2 năm trước. Tỉnh đến ngày 12/11/2017 đã có 63 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong, tăng 61 trường hợp mắc so với cùng kỳ năm 2016 (2/0). Trong 63 trường hợp mắc sởi tại Hà Nội năm 2017 có đến 85% trường hợp chưa được tiêm vắc xin và 14% mới được tiêm một mũi vắc xin sởi [27].
Tại huyện Thường Tín vụ dịch sởi năm 2014 cũng có tới 47 trường hợp mắc, phân bố tại 29/29 xã, thị trấn, trong đó có 02 trường hợp từ vong có liên quan tới sới. Đến năm 2018, có 37 trường hợp mắc sởi (Trong đó có 10 người lớn và 27 trẻ em) [28].
Thường Tín là đầu mối giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam thuận lợi giao lưu cả đường bộ, đường sắt và đường thủy nên có nhiều nguy cơ lây lan các bệnh dịch cho cả người lớn và trẻ em, nhất là các loại bệnh dịch nguy hiểm trong đó có bệnh sởi. Trong nhiều năm gần đây Thường Tín luôn là một huyện có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao với các loại vắc xin qui định trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ đủ 9 -12 tháng tuổi luôn đạt từ 98% – 99%. Tuy nhiên do Thường Tín là huyện ngoại thành có điều kiện kinh tế khá nên tỷ lệ người dân đưa trẻ đi tiêm chủng dịch vụ ngày càng cao trong khi chưa có sự thống nhất giữa lịch tiêm chủng mở rộng (tiêm vắc xin sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi và tiêm vắc xin sởi – rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi) và tiêm dịch vụ vắc xin sởi – quai bị – rubella (bắt đầu khi trẻ 12 tháng tuổi và nhắc lại một mũi sau 4 – 6 năm) nên nhiều trẻ mất cơ hội tiêm đù hai mùi sởi sớm cho trẻ trước hai tuổi. Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết về bệnh cũng như vắc xin phòng bệnh của bố, mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu về “Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan” nhầm mong muốn để xuất được những giải pháp nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm đầy đủ và đặc biệt tỷ lệ tiêm đúng lịch vắc xin sởi, đưa ra những khuyến nghị phù hợp để tiến tới cùng Hà Nội loại trừ bệnh sởi trong thời gian sớm nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về tiêm đầy đủ, đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ dưới 2 của đối tượng nghiên cứu.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com