Mô hình bệnh tật và đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông năm 2022-2024

Mô hình bệnh tật và đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông năm 2022-2024

Luận văn thạc sĩ y học Mô hình bệnh tật và đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông năm 2022-2024.Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó ngành Y tế là nòng cốt [1,2]. Nghiên cứu mô hình bệnh tật (MHBT) của một vùng nào đó phản ánh được tình hình sức khỏe của người dân trong khu vực đó. MHBT của các bệnh viện thường khác nhau do mang tính đặc thù riêng cho từng bệnh viện theo chuyên khoa hoặc theo lớp tuổi [3]. Vì thế việc nghiên cứu về MHBT giúp cho cơ quan y tế tìm ra những phương pháp tối ưu, đưa ra những chính sách hợp lý và lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho nhân dân.
Nền Y dược cổ truyền (YDCT) Việt Nam đã có từ lâu đời với kinh nghiệm hàng ngàn năm lịch sử. Y dược cổ truyền hiệu quả và phong phú bởi có sự kết hợp giữa y học hàn lâm với lý luận có tính hệ thống, khoa học và những phương pháp, kinh nghiệm khám chữa bệnh dân gian. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam đã có những danh y không những nổi tiếng trong nước mà cả các nước trong khu vực như: Đại danh y Tuệ Tĩnh thế kỷ thứ XIV (1330-1400); Hải Thượng Lãn Ông thế kỷ thứ XVIII (1724-1791); lương y Hoàng Đôn Hòa,… Các Danh y Việt Nam đã để lại cho thế hệ ngày nay nhiều tư liệu, kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền quý báu, đã và đang được nền y học cách mạng kế thừa, phát triển, ứng dụng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ những ngày đầu đất nước giành độc lập, Bác Hồ đã có những chỉ đạo rất cụ thể và xuyên suốt cho quá trình xây dựng nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa là kế thừa, phát huy, phát triển y dược học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại [2].


Hiện nay, YHCT ngày càng được Đảng và Chính phủ đề cao, khẳng định tầm quan trọng, với các chính sách phát triển YHCT. Trong chương trình phát triển y tế, theo quyết định số 1893/QĐ-TTg, ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ‘’Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030’’ với mục tiêu cụ thể là: Phát triển toàn diện y dược cổ truyền trong tất cả các khâu: tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây con làm thuốc quý hiếm, sản xuất thuốc. Cơ sở khám chữa bệnh: Đến năm 2030, 100% bệnh viện đa khoa, viện có giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa có Khoa y, dược cổ truyền. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền. Công tác khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền: Đến năm 2030, tuyến trung ương đạt 20%; tuyến tỉnh đạt 25%; tuyến huyện đạt 30% và tuyến xã đạt 40% [4].
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện đa khoa hạng III có khoa YHCT trực thuộc Thành phố Hà Nội. Bệnh viện có nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh và cấp cứu, thu dung điều trị cho tất cả người dân trong địa bàn. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông triển khai mô hình y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh điều trị đa khoa ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn. Để đánh giá thực trạng mô hình bệnh tật và đáp ứng chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, xác định những tồn tại và từ đó tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
‘‘Mô hình bệnh tật và đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông năm 2022-2024’’ Với mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả mô hình bệnh tật người bệnh khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông năm 2022-2024.
2. Thực trạng đáp ứng khám và điều trị bằng Y học cổ truyền, Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông năm 2022-2024

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………… 3
1.1. Mô hình bệnh tật……………………………………………………….. 3
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………… 3
1.1.2. Phân loại mô hình bệnh tật……………………………………………. 4
1.2. Đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền……………………….. 9
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………… 9
1.2.2. Một số chỉ số đánh giá đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền… 14
1.3. Mô hình bệnh tật và đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ
truyền……………………………………………………….. 15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật trên Thế giới………………… 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật tại Việt Nam…………………. 16
1.3.3. Tình hình nghiên cứu đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền trên
Thế giới………………………………………………………………….. 19
1.3.4. Tình hình nghiên cứu đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền tại
Việt Nam……………………………………………………………………… 21
1.4. Thông tin địa điểm nghiên cứu………………………………………… 22
1.4.1. Quận Bắc Từ Liêm…………………………………………………….. 22
1.4.2. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông…………………………………….. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….. 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu…………………………… 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu…………………………….. 25
2.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………… 25
2.3. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………… 252.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 26
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu…………………………………………….. 26
2.5.1. Cỡ mẫu………………………………………………………………… 26
2.5.2. Cách chọn mẫu………………………………………………………… 26
2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………… 27
2.6.1. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1………………………………………… 27
2.6.2. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 2………………………………………… 28
2.7. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………… 28
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu………………………………. 29
2.9. Sai số và cách khống chế sai số………………………………………… 29
2.10. Hạn chế của đề tài…………………………………………………….. 30
2.11. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………… 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………… 31
3.1. Mô tả mô hình bệnh tật người bệnh khám, điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Phương Đông năm 2022-2024………………………………………… 31
3.1.1. Một số đặc điểm của thông tin chung…………………………………. 31
3.1.2. Mô hình bệnh tật người bệnh khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa
Phương Đông năm 2022-2024……………………………………………….. 34
3.2. Thực trạng đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền, Y học cổ
truyền kết hợp với Y học hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
năm 2022-2024………………………………………………………………. 42
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………… 47
4.1. Mô tả mô hình bệnh tật người bệnh khám, điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Phương Đông năm 2022-2024……………………………………….. 47
4.1.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………………. 47
4.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện……………………………………….. 48
4.2. Thực trạng đáp ứng khám, điều trị bằng Y học cổ truyền, Y học cổ
truyền kết hợp với Y học hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
năm 2022-2024……………………………………………………………… 51KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………. 59
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chứng bệnh YHCT liên hệ với YHHĐ và ICD-10………… 8
Bảng 1.2. Xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam giai đoạn 1976-2020…….. 16
Bảng 1.3. Mười nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu tại bệnh viện…. 17
Bảng 1.4. Các bệnh mắc nhiều nhất ở cấp quốc giai năm 2020………………. 18
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi của người bệnh…………………………… 32
Bảng 3.2. Phân bố nơi sống và dân tộc của người bệnh………………………………. 33`
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh giai đoạn 2022-2024 của 22 chương bệnh ………… 34
Bảng 3.4. Mô hình bệnh tật phân theo 3 nhóm bệnh giai đoạn 2022-2024…… 35
Bảng 3.5. Tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất của người bệnh đến khám 2022-2024… 36
Bảng 3.6. Tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất của người bệnh điều trị nội trú 2022-
2024……………………………………………………………………………
37
Bảng 3.7. Tỷ lệ các chứng bệnh điều trị bằng Y học cổ truyền 2022-2024…… 38
Bảng 3.8. Tỷ lệ 6 bệnh mắc cao nhất tại nội trú khoa Nội 2022-2024………… 38
Bảng 3.9. Tỷ lệ 5 bệnh mắc cao nhất tại nội trú khoa Ngoại 2022-2024……… 39
Bảng 3.10. Tỷ lệ 5 bệnh mắc cao nhất tại nội trú khoa Sản 2022-2024……….. 40
Bảng 3.11. Tỷ lệ 6 bệnh mắc cao nhất tại nội trú khoa Nhi 2022-2024……….. 40
Bảng 3.12. Tỷ lệ 5 bệnh mắc cao nhất tại nội trú khoa Phục hồi chức năng 2022-
2024………………………………………………………………………
41
Bảng 3.13. Kết quả điều trị nội trú ……………………………………………. 42
Bảng 3.14. Các phương pháp điều trị bằng YHCT tại bệnh viện……………… 42
Bảng 3.15. Tỷ lệ điều trị phối hợp YHCT với các khoa YHHĐ ……………… 43
Bảng 3.16. Phân bố nguồn nhân lực YHCT……..……………………………. 43
Bảng 3.17. Đặc điểm nguồn nhân lực y học cổ truyền………………………… 44
Bảng 3.18. Trang thiết bị khoa Y học cổ truyền………………………………. 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 23/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ‘‘Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045’’
2. Nghị quyết số 20/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ướng khóa XII về việc ‘‘Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới’’.
3. Nguyễn Quang Vinh và cs (2020). Mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngại trú tại Bệnh viện quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020,1
4. Quyết định số 1893/QĐ-TTg, ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ‘’Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030’’
5. Nguyễn Duy Luật. Hướng dẫn phân tích mô hình bệnh tật, Quản lý bệnh viện. Hà Nội. Nhà xuất bản Y học; 2008
6. Vũ Văn Hoàng (2014). Mô hình bệnh tật, nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông Hà Nội giai đoạn 2010-2014. Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Bài, Bùi Văn Chính (2009), Nghiên cứu mô hình bệnh tật bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình trong 4 năm 2006-2009, Bệnh viện đa khoa huyện Bình Thới.
8. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 4469/QĐ-BYt, ngày 28/10/2020 về việc ban hành ‘‘Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10’’ và ‘‘Hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10’’ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
9. WHO (1978). Global conference on primary health care.
10. Phạm Hoàng Giang (2020). Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Luận án thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
11. Bộ Y tế (2018), phụ lục 7, Danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế (ban hành kèm theo quyết định số 7603/QĐ-BYT ngày 25/12/2018)
12. Ban bí thư TW Đảng (2014). Thông báo số 154-TB/TW ngày 20/02/2014 ‘‘Kết luận của Ban bí thư về 5 năm thực hiện chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/07/2008 của Ban bí thư khóa X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới’’.
13. Nguyễn Khang (2008). Nghiên cứu ứng dụng Y học cổ truyền trên thế giới và trong nước. Nhà xuất bản Y học, tr. 119 – 147.
14. Bộ Y tế (2010). Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 ‘‘Hướng dẫn Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong quá trình khám chữa bệnh’’.
15. Đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. Tập 1, tr 1-17.
16. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2017). Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học, tr 10-16, 271.
17. WHO và Bộ Y tế. ‘‘Dự án phát triển hệ thống y tế’’, Quản lý Y tế. Nhà xuất bản Y học. 2006.
18. Bộ Y tế (2012), Tài liệu Hội thảo nguồn nhân lực Y, dược cổ truyền.
19. Bộ Y tế, Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020.
20. Đặng Phương Thúy (2014). Mô hình bệnh tật của người dân được quản lý sức khỏe tại trạm y tế Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội năm 2013. Đại học Y Hà Nội.
21. Bộ Y tế (2011). Công văn số 3879/BYT-BH, ngày 04/07/2011 của Bộ Y tế về việc ‘‘Xác định số lần khám bệnh’’.
22. Bộ Y tế (2019). Thông tư số 20/2019/TT-BYT, ngày 31/07/2019 của Bộ Y tế ‘‘Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành Y tế’’. 2019
23. Bộ Y tế (2023). Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế ‘‘Quy định chi tiết một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh’’.
24. World Health Organization – World Health Statistic 2024 (2024). WHO. Geneva.
25. Deparment of Measurement and Health Infomation (2011), Mortality and burden of disease estimates for WHO member in 2008. WHO. Geneva.
26. Bhattacharyya N, Kepnes L (1999). The Microbiology of Recurrent Rhinosinusitis After Endoscopic Sinus Surgery. Archives of Otolaryngology, Head & Neck Surgery 125(10), pp. 1170-20
27. WHO 2005, International Statistical Classiffication of Diseases and Related Health Problems 10th Revision, Rersion for 2007.
28. Bộ Y tế (2020). Niên giám thống kê y tế 2020. Thống kê y tế – Cổng thông tin Bộ Y tế.
29. Tổng cục Thống kê. Tổng quan kinh tế- xã hội Việt Nam năm 2018, Tổng cục Thống kê, Hà Nội.2018
30. Tổng cục Thống kê. Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. 2014:144
31. Tổng cục Thống kê. Báo cáo điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2015, tr23, 28. 2010.
32. Bộ Y tế. Niên giám thống kê Y tế 2018. Nhà xuất bản Y học; 2019:208-212
33. Dương phúc Lam và cs. Nghiên cứu mô hình bệnh tật theo ICD-10 tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ từ năm 2013 đến 2017. Tạp chí Y dược học Cần thơ. 2019, 19.
34. Nguyễn Tuyết Nhanh, Võ Huỳnh Trang. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại bệnh viên Đa khoa Cái Nước từ năm 2020 đến năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023, 18.
35. Lê Đình Thanh và cs (2023). Phân tích mô hình bệnh tật nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2013-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023, 531.
36. WHO (2008). Traditional Medicine. Retrieved July 11. (15.11.2013)
37. WHO Western Pacific Region (2010). Western Pacific Regional Strategy for Traditional Medicine (2011-2020), 1-2, 44-52.
38. Ministry of Health, Viet Nam (2010). TCM in China Presentation on the Second conference of TM in ASEAN countries. The Second conference on Traditional Medicine in ASEAN Countries. Integration of Traditional Medicine in
to the National health care system – Toward feasible models in the ASEAN Countries, Ha Noi Viet Nam 2010 Oct – 31.
39. Hoàng Thị Hoa Lý (2006). Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng YHCT ở một số địa phương tại tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sỹ y học. Hà Nội.
40. Lâm Lệ Yến (2023). Nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền của các xã tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau và kết quả giải pháp can thiệp năm 2022-2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 532(2), tr.404-409.
41. Cao Thị Huyền Trang (2016). Khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị tại khoa Nội- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2014-2015. Luận văn Bác sỹ y khoa. Đại học Y Hà Nội.
42. Đỗ Thị Phương (2005). Kiến thức, thực hành sử dụng y học cổ truyền của cán bộ y tế huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học thực hành số 12/2005,tr 74-76.
43. Hoàng Thị Hoa Lý, Nguyễn Hoàng Sơn (2006). Đánh giá nhu cầu và kết quả khám, chữa bệnh bằng YHCT tại quận Long Biên, Hà Nội. Hội nghị YHCT các nước ASEAN lần thứ II, Hà Nội, tr.108-114.
44. Vũ Tuấn Ngọc (2020). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Tiển Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020. Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 5(3),tr.35-43.
45. Hoàng Thị Hoa Lý (2015), Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh miển Trung, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
46. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 4682/QĐ-BYT ngày 10/11/2020 về việc ‘‘Ban hành danh mục trang thiết bị sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền’’.
47. Nguyễn Quốc Phục (2024). Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Long năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 545 (3), tr.292-297.
48. Nguyễn Phước (2023). Nghiên cứu mô hình bệnh tật, tử vong và xác định các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh năm 2018-2022. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 61/2023, tr.23-28.
49. Nguyễn Thị Minh Hải (2021). Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây 2020 và 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 527(1), tr.66-71.
50. Nguyễn Thị Nhật Tảo (2018). Khảo sát mô hình bệnh tật tại phòng khám đa khoa trường Đại học Trà Vinh. Tạp chí Y học trường Đại học Trà Vinh. 2018,31,58-64.
51. Nguyễn Thị Kim Huệ (2024). Cơ cấu bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh giai đoạn 2018-2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 534(2), tr.107-111.
52. Nguyễn Thanh Tùng (2021). Mô hình bệnh tật và một số nguồn lực đáp ứng hoạt động khám, chữa bệnh cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an năm 2019. Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
53. Nông Duy Đông (2022). Thực trạng nguồn lực và khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế xã, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng năm 2022. Tạp chí Y dược cổ truyền Việt Nam, số 2(49), tr.45-49.
54. Bộ Y tế (2014). Thông tư số 01/2014/TT-BYT ngày 10/01/2014. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện Nhà nước.
55. Nguyễn Đình Thuyên (2018). Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và giải pháp can thiệp. Luận văn Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội
56. Hoàng Thị Hồng Nhung (2023). Khảo sát mô hình bệnh tật bệnh nhân nội trú tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Thống Nhất năm 2023. Tạp chí Y học cộng đồng. 2023,10,16-21.
57. Nguyễn Tuất và Cộng sự (2009). Nghiên cứu so sánh tác dụng của thuốc BV và lá khôi trong một số thể bệnh dạ dày. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học Viện YHCT Việt Nam.
58. Phạm Bá Tuyến (2013). Nghiên cứu tác dụng của HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có helicobacter pylori. Luận văn Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
59. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 5013/QĐ-BYT, ngày 01/12/2020 ‘‘về việc ban hành tài liệu chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại’’.
60. Phạm Thị Lý, Lê Ngọc Diệp (2002). Đánh giá tác dụng lâm sàng chữa ho trong viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em bằng Cao ma hạnh. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học năm 2001-2002. Bệnh viện YHCT TƯ (2002), tr165-167.
61. Bộ Y tế – Viện Y học cổ truyền Việt Nam (2001). Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị viêm họng đỏ cấp tính thông thường bằng bài thuốc gia truyền của lương y Nguyễn Hữu Ba. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002, tr226-240.
62. Tạ Thanh Hà (2011). Nghiên cứu tác dụng giảm ho và long đờm của thuốc HL trong điều trị viêm họng đỏ cấp. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
63. Phạm Thị Huệ (2021). Thực trạng cơ cấu bệnh tật và công tác điều trị tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2018,2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2,tr.92-98.
64. Nguyễn Duy Hoàn, Trần Ích Quân (2019). Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp phối hợp bài thuốc YHCT với tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện YHCT Bộ Công an năm 2017-2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019, 481, tr134- 140.
65. Đinh Thị Lan Hương (2010). Đánh giá tác dụng điều trị tán sỏi ngoài cơ thể kết hợp bài thuốc Bát chính tán ở bệnh nhân sỏi thận. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
66. Nguyễn Xuân Hùng (2023). Khảo sát nhận thức cộng đồng về bệnh trĩ, phương thức điều trị và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam, 532(2),tr.391- 395.
67. Lại Đức Trí (2002). Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Chè trĩ số 9 kết hợp với thủ thuật thắt trĩ để điều trị trĩ nội. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
68. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2016). Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Thiên hoàng sa trên bệnh nhân trĩ nội độ I, II có chảy máu. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
69. Đỗ Ba Kế (2018). Đánh giá tác dụng điều trị của Tam ảo thang trong viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
70. Vũ Thị Mận (2015). Đánh giá tác dụng của bài thuốc Giáng chỉ tiêu khát linh trong điều trị rối loạn lipid máu. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
71. Hà Thị Nga và Cộng sự (2018). Đánh giá tác dụng của bài thuốc y học cổ truyền TB-15 trên bệnh nhân rối loạn lipid máu nguyên phát. Tạp chí Y- Dược học Quân sự, 2018,3,59-64

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment