Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng hạ sốt của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng hạ sốt của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm.Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt chủ động do tác nhân gây sốt tạo nên, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt, làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể [1].
Sốt là một phản ứng thông qua trung gian não nhằm bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Trong sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên vượt qua khoảng thân nhiệt thông thường [2],[3]. Sốt có tác dụng kích thích các quá trình chuyển hóa trong tế bào, tạo điều kiện cho việc tích lũy năng lượng dự trữ và tăng đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, sốt cao và kéo dài lại gây ra bất lợi cho cơ thể. Sốt khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh chẳng hạn như co giật ở trẻ em, tăng nhịp tim, khó thở, giảm chức năng tiêu hóa….[1]. Để khắc phục các tình trạng này, một số các hoạt chất đã được dùng trong lâm sàng như paracetamol, ibuprofen, aspirin…[1]. Tuy nhiên, chúng có nhiều tác dụng không mong muốn đôi khi thách thức các tác dụng chính của chúng. Các nguồn hoạt chất khác nhau đang được điều tra trên toàn thế giới để khắc phục các vấn đề về tác dụng không mong muốn và đáp ứng điều trị tốt hơn.… Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng hạ sốt, đặc biệt nguồn gốc từ thảo dược.
Theo lý luận của Y học Cổ truyền, sốt thuộc phạm vi chứng phát nhiệt và được mô tả trong nhiều tài liệu. Y học Cổ truyền cũng mô tả nhiều phương pháp hạ sốt. Để điều trị sốt, kinh nghiệm lâu đời của Y học cổ truyền (YHCT) sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, dung nạp tốt, hầu như không các tác dụng không mong muốn và đạt kết quả tốt. Một số bài thuốc kinh điển để điều trị chứng sốt như: “Bạch hổ thang”, “Tang cúc ẩm”, “Thanh ôn bại độc tán”, “Thanh dinh thang”, “Ngân kiều tán”…[4].
Việt Nam với nền Y học cổ truyền (YHCT) lâu đời, truyền thống sử dụng thảo dược là thuốc vô cùng phong phú. Với phương châm “Nam dược trị Nam nhân” nghĩa là: dùng thuốc nam trị bệnh cho người Nam của ông tổ thuốc nam – Tuệ Tĩnh đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ thầy thuốc Y học cổ truyền Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm nguồn gốc thảo dược nhằm tăng thêm sự lựa chọn cho người thầy thuốc đồng thời cung cấp thêm phương pháp điều trị hạn chế được tác dụng không mong muốn cho người bệnh là rất cần thiết.
“Liên ngân SK” là chế phẩm nghiệm phương của PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh trong đó có sự kết hợp của các vị thuốc Nhân sâm, Xuyên tâm liên, Kim ngân hoa, Đinh lăng, Sâm đại hành theo lý luận y học cổ truyền có tác dụng bổ khí, ích huyết, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. “Liên ngân SK” đã và đang được sử dụng nhiều năm qua trên lâm sàng trong điều trị sốt phát ban, sốt virus giai đoạn chưa có biến chứng.
Để có thêm cơ sở khoa học nhằm ứng dụng vào thực tiễn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng hạ sốt của viên nang “Liên Ngân SK” trên động vật thực nghiệm”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của viên nang “Liên Ngân SK” trên thực nghiệm;
2. Đánh giá tác dụng hạ sốt của viên nang “Liên Ngân SK” trên thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………… 3
1.1. Tổng quan về sốt theo Y học hiện đại ………………………… 3
1.1.1. Định nghĩa ……………………………………………… 3
1.1.2. Chất gây sốt (Pyrogene) ………………………………… 3
1.1.3. Các giai đoạn của quá trình sốt …………………………… 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh ………………………………………… 4
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sốt ……………………………. 6
1.1.6. Cách xử trí khi người bệnh bị sốt ……………………….. 6
1.2. Tổng quan về sốt theo Y học cổ truyền ……………………… 7
1.2.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………. 7
1.2.2. Nguyên nhân ……………………………………………. 8
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh ………………………………………… 8
1.2.4. Triệu chứng sốt theo Y học cổ truyền …………………… 9
1.2.5. Thể bệnh và điều trị ……………………………………… 9
1.3. Tình hình các nghiên cứu về hạ sốt trên thế giới và trong nước 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ……………………… 10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ……………………….. 12
1.4. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu độc tính và ý nghĩa
về việc nghiên cứu tính an toàn của thuốc y học cổ truyền ………… 13
1.4.1. Thuốc y học cổ truyền và nguyên nhân tiến hành thử độc tính 13
1.4.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp …………….. 13
1.4.3. Các phương pháp thử nghiệm độc tính bán trường diễn … 15
1.5. Tổng quan về mô hình sốt và hạ thân nhiệt của chuột do
Lipopolysaccharide gây ra ………………………………………… 181.5.1. Mô hình gây sốt bằng men ……………………………… 18
1.5.2. Mô hình gây sốt bằng vaccin thương hàn – cận thương hàn … 18
1.5.3. Mô hình gây sốt bằng Lipopolysaccharide (LPS) trên thỏ 19
1.6. Tổng quan về viên nang “Liên ngân SK” ……………………… 19
1.6.1. Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) ……………….. 20
1.6.2. Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) ………………………… 22
1.6.3. Đinh lăng (Radix Polysciacis) …………………………… 23
1.6.4. Sâm đại hành (Curculigo orchioides Gaertn) ………….. 24
1.6.5. Nhân sâm (Radix Ginseng) ……………………………… 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 27
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu ………………………… 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………….. 27
2.1.2. Hóa chất nghiên cứu …………………………………….. 28
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu ……………………………………… 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………… 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu …………………………………….. 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………. 29
2.3. Động vật nghiên cứu …………………………………………… 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………… 29
2.4.1. Đánh giá độc tính cấp …………………………………… 29
2.4.2. Đánh giá độc tính bán trường diễn ……………………… 30
2.4.3. Đánh giá tác dụng hạ sốt ………………………………… 31
2.5. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………… 32
2.6. Xử lý số liệu và phân tích số liệu ……………………………… 32
2.7. Sai số và khống chế sai số …………………………………….. 32
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………….. 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………….. 343.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp …………………………………. 34
3.2. Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn ……………………. 35
3.2.1. Tình trạng chung ………………………………………… 35
3.2.2. Sự thay đôi thể trọng của chuột …………………………. 35
3.2.3. Ảnh hưởng của Liên ngân SK đối với một số chỉ tiêu
huyết học của chuột ……………………………………………. 36
3.2.4. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan khi dùng Liên ngân
SK dài ngày ……………………………………………………. 39
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng gan khi dùng Liên
ngân SK dài ngày ……………………………………………………….. 40
3.2.6. Đánh giá ảnh hưởng lên cholesterol toàn phần máu khi
dùng Liên ngân SK dài ngày ………………………………………….. 41
3.2.7. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng thận khi dùng Liên
ngân SK dài ngày ……………………………………………… 42
3.2.8. Kết quả mô bệnh học tạng của chuột thí nghiệm ……….. 43
3.3. Kết quả đánh giá tác dụng hạ sốt ……………………………… 47
3.3.1. Nhiệt độ trung bình của chuột trước nghiên cứu ………… 47
3.3.2. Thay đổi nhiệt độ cơ thể chuột sau gây sốt ……………… 48
3.3.3. Kết quả đánh giá nồng độ các cytokine TNF-ꭤ, IL-1β và
IL-6 trong huyết thanh chuột …………………………………… 49
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………… 51
4.1. Sự cần thiết nghiên cứu của Liên ngân SK trong điều trị hạ sốt 51
4.2. Bàn luận về động vật nghiên cứu và mô hình nghiên cứu …….. 53
4.3. Về độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của viên nang Liên
Ngân SK trên động vật thực nghiệm ……………………………….. 55
4.4. Đánh giá tác dụng hạ sốt của viên nang Liên Ngân SK trên động
vật thực nghiệm ……………………………………………………. 60KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 63
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………….. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lụ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thành phần viên nang cứng Liên ngân SK ……………………….. 27
Bảng 3.1.Độc tính cấp đường uống củaviên nang cứng Liên ngân SKtrên chuột nhắt trắng 34
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Liên ngân SK đối với thể trọng chuột (n = 10, ± SD) 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Liên ngân SK lên số lượng hồng cầu và hàm lượng
huyết sắc tố trong máu chuột (n = 10, ± SD) …………………………………. 36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Liên ngân SK lên hematocrit và thể tích trung bình
hồng cầu trong máu chuột (n = 10, ± SD) …………………………………. 37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Liên ngân SK lên số lượng bạch cầu và tiểu cầu
trong máu chuột (n = 10, ± SD) …………………………………………… 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Liên ngân SK đối với hoạt độ AST và ALT (n = 10, ± SD) 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Liên ngân SK lên các chỉ số albumin và bilirubin
toàn phần trong máu (n = 10, ± SD) ……………………………………….. 40
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Liên ngân SKlêncholesteroltoàn phần trong máu (n = 10, ± SD) 41
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Liên ngân SKlênhàm lượng creatinin máu chuột (n = 10, ± SD) 42
Bảng 3.10. Nhiệt độ trung bình của chuột trước nghiên cứu (n = 10, ± SD) 47
Bảng 3.11. Nhiệt độ trung bình của chuột tại các thời điểm sau tiêm LPS (n = 10, ± SD) 48
Bảng 3.12. Nồng độ TNF-ꭤ, IL-1β và IL-6 trong huyết thanh chuột nghiên
cứu (Mean ± SD, n = 10) ……………………………………………………. 49
xDANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 1.1: Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) ……………………… 20
Ảnh 1.2: Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) ……………………………… 22
Ảnh 1.3: Đinh lăng (Radix Polysciacis) ………………………………… 23
Ảnh 1.4: Sâm đại hành (Curculigo orchioides Gaertn) ………………… 24
Ảnh 1.5: Nhân sâm (Radix Ginseng) …………………………………… 25
Ảnh 3.1: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô chứng ………………… 43
Ảnh 3.2: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 1 ………………….. 43
Ảnh 3.3: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 2 ………………….. 43
Ảnh 3.4: Hình ảnh vi thể gan chuột lô chứng. HE, x 400 ………………… 44
Ảnh 3.5: Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 1. HE, x 400 …………………… 44
Ảnh 3.6: Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 2. HE, x 400 …………………… 44
Ảnh 3.7: Hình ảnh vi thể lách chuột lô chứng. HE, x 400 ………………… 45
Ảnh 3.8: Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 1. HE, x 400 ………………….. 45
Ảnh 3.9: Hình ảnh vi thểlách chuột lô trị 2. HE, x 400…………………………… 45
Ảnh 3.10: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng. HE, x 400 ……………… 46
Ảnh 3.11: Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 1. HE, x 400 ………………… 46
Ảnh 3.12: Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 2. HE, x 400 ……………………. 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com