MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA BƠM CO2 LÊN MẠCH, HUYẾT ÁP TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG
MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA BƠM CO2 LÊN MẠCH, HUYẾT ÁP TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG
Vũ Thị Hân1, Nguyễn Thị Minh Thu1, Hoàng Thị Thu Hương1
1 Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả những thay đổi trên mạch, huyết áp ở người bệnh (NB) phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng có bơm CO2 tại bệnh viện (BV) Xanh Pon năm 2021. Phương pháp: Quan sát 40 NB PTNS ổ bụng có bơm CO2 vào khoang phúc mạc (tốc độ bơm 2,3±0,36 lít/phút, áp lực bơm 11,13±0,42 mmHg) tại BV Xanh Pon năm 2021. Người bệnh được theo dõi trước, trong bơm và sau xả CO2 120 phút. Chỉ tiêu đánh giá: tần số mạch quay, huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB). Kết quả: Mạch thay đổi ở các thời điểm (so với mạch nền): sau bơm hơi 10 phút (tăng 4,26%), sau xả hơi (tăng 2,06%), rút ống nội khí quản (tăng 7,01%). Huyết áp giảm nhiều tại thời điểm sau khởi mê với mức giảm HATB 19,99%; HATT 20,08%; HATTr 19,1%. Sau bơm hơi huyết áp tăng hơn so với trước bơm CO2 (sau bơm hơi 10 phút tăng HATB 5,8%; HATT 7,4%; HATTr 4,5%) và duy trì mức tăng trong suốt quá trình bơm. Thời điểm sau xả hơi (Tsx) huyết áp giảm so với thời điểm lên phẫu thuật (giảm HATB 3,6%; HATT 4,8%; HATTr 2,4%). Tại thời điểm rút ống NKQ huyết áp tăng cao (tăng HATB 5,5%; HATT 5,1%; HATTr 6,5%). Kết luận: Bơm CO2 vào khoang phúc mạc trên NB PTNS ổ bụng làm thay đổi đáng kể mạch, huyết áp tại một số thời điểm (sau bơm hơi 10 phút, sau xả hơi, rút ống NKQ).
Nội soi ổ bụng là phẫu thuật trong đó bác sĩ sử dụng ống soi nhỏ có gắn camera và nguồn sáng để kiểm soát các cơ quan bên trong bụng
vietnam medical journal n01 -JANUARY -2022180NB. Phẫu thuật nội soi là một tiến bộ của y học, đã được thế giới thực hiện từ cuối năm 1980. So với phương pháp mổ mở, PTNS đem lại thẩm mỹ cao, ít đau sau mổ, ít nhiễm trùng vết mổ, thời gian nằm viện ngắn. Mặt khác về lâu dài có thể tránh được những biến chứng của đường mổ dài như thoát vị vết mổ, tắc ruột [5]. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của PTNS ổ bụng đòi hỏi ngành gây mê hồi sức (GMHS) cũng phải phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực phẫu thuật này. Việc bơm khí CO2 vào khoang phúc mạc nhằm mở rộng phẫu trường gây ra cho NB nhiều biến loạn về tuần hoàn [3]. Sự hiểu biết về cơ chế của những biến loạn đó là cần thiết để ứng dụng trong việc lựa chọn phương pháp gây mê tốt nhất, theo dõi và thái độ xử trí cho NB trong PTNS. Vớimong muốn hiểu rõ được những thay đổi ở NB trong quá trình GMHS để đảm bảo an toàn cho NB, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu “Mô tả những thay đổi trên mạch, huyết áp ở NB PTNS ổ bụng có bơm CO2 tại BV Xanh Pon năm 2021’’
Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Sơn, Nguyễn Văn Chừng và Nguyễn Văn Sách (2009). “Nghiên cứu đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ruột thừa có bơm thán khí vào ổ bụng”.
2. Nguyễn Mạnh Hồng và Công Quyết Thắng (2008). “Nghiên cứu Gây mê Hồi sức trong mổ nội soi ổ bụng, bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội”.
3. Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2006). “Gây mê trong mổ nội soi ổ bụng”, Bài giảng Gây mê hồi sức tập II. Nhà xuất bản Y học, tr 311-318.
4. Nguyễn Quốc Kính (2013). “Theo dõi trong mổ nội soi” Gây mê hồi sức cho phẫu thuật nội soi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr 48-49.
5. Nguyễn Sỹ Linh (2018). Gây mê cho phẫu thuật nội soi và phẫu thuật Robot, truy cập ngày 20/11/2018, tại https://www.gaymehoisuc. net/2018/10/gay-me-cho-phau-thuat-noi-soi-va-phau.html
6. Trần Bình Giang và cộng sự (2018). “Lịch sử của nội soi và phẫu thuật nội soi”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng. Nhà xuất bản Y học, tr 15-47.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com