Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-Α với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic
Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-Α với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic
Nguyễn Việt, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi Silic tại tỉnh Hải Dương và Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2019-2020. Nhóm có bệnh gồm 205 đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi Silic và nhóm so sánh với 200 người không bị mắc căn bệnh trên. Kết quả cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hút thuốc và nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic (OR=1,84; 95%CI:1,24-2,75, p = 0.003). Ngoài ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,026 giữa nồng độ TNF-α trong máu của nhóm có bệnh (21,5 pg/mL) và nhóm so sánh (13,7 pg/mL). Nghiên cứu đã sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt (0,505 pg/mL) và tính độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm TNF-α trong chẩn đoán căn bệnh này. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính, tuổi nghề và kiểu gen, alen TNF-α với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic.
Bệnh bụi phổi Silic là một bệnh nghề nghiệp, biểu hiện tổn thương xơ hóa lan tỏa ở phổi.1 Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong số người lao động làm nghề có tiếp xúc với bụi Silic từ 20 – 50%.2 Tại Việt Nam, theo kết quả khám, giám định bệnh nghề nghiệp đến năm 2020, có 30.228 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trong đó có 21.407 người lao động mắc bệnh bụi phổi silic, chiếm tỷ lệ 70,8%..
Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-Α với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic