Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Tên bài báo:Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Tác giả:    Hoàng Anh Vường, Nguyễn Ái Phương, Lý Thị Vi Hương

Tên tạp chí:    Vệ sinh phòng dịch

Năm xuất bản:    1992    Số:    4    Tập:    2    Trang:    58-65

Tóm tắt:    

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue ở Đắc Lắc từ 1983-1990. Kết quả: bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở Đắc Lắc đã xảy ra hằng năm. Các năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1988 với số người mắc từ 75,16 – 252,13/100.000 dân, chết từ 0,65-2,51/100.000 dân. Bệnh SXH xuất hiện quanh năm nhưng dịch thường xảy ra từ tháng 5 – 10, cao điểm là các tháng 6, 7, 8 liên quan đến các đặc điểm biến động số lượng của quần thể Ae.aegypti, trùng với mùa mưa ở Tây Nguyên. Bệnh nhân SXH chủ yếu là trẻ em từ 1-14 tuổi và nhóm 20-29 tuổi, tỷ lệ cao nhất là 1-9 tuổi. Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Tỷ lệ huyết thanh (+) cao nhất ở Buôn Ma Thuột, rồi đến Đắc Nông, Krông Bông tỷ lệ thấp nhất, trong đó virut dengue 2 chiếm tỷ lệ cao hơn cả, virut Chikungunya chiếm tỷ lệ rất thấp.

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Đắc Lắc thời gian 1983-1990

Leave a Comment