MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC GIÁC MẠC, ĐỒNG TỬ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI KINH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC GIÁC MẠC, ĐỒNG TỬ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI KINH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC GIÁC MẠC, ĐỒNG TỬ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI KINH
Đỗ Thị Hài1, Nguyễn Văn Điều2, Nguyễn Thị Thu Hiền3, Đặng Tiến Trường2
1 Đại học Y Dược Thái Bình
2 Học Viện Quân Y
3 Bệnh viện mắt Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bán kính cong giác mạc, đường kính giác mạc và đường kính đồng tử là chỉ số quan trọng trong chẩn đoán tật khúc xạ, thiết kế kính áp tròng, kính nội nhãn, chẩn đoán một số dị tật bẩm sinh…Nghiên cứu này giúp xác định kích thước giác mạc, đồng tử ở học sinh trung học cơ sở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát các kích thước giác mạc, đồng tử trên 985 học sinh trung học cơ sở gồm 525 nam và 460 nữ, bằng máy đo khúc xạ tự động ARK-1. Kết quả nghiên cứu: Bán kính cong lớn nhất là 7,94 ±0,29 mm (ở nam là 8,02 ±0,27 mm; ở nữ là 7,86 ±0,29 mm). Bán kính cong nhỏ nhất  là 7,71 ±0,27 mm (ở nam là 7,79 ±0,27 mm; ở nữ là 7,63 ±0,24 mm). Bán kính cong trung bình là 7,83 ±0,28 mm (ở nam là 7,90 ±0,26 mm; ở nữ là 7,74 ±0,29 mm). Đường kính giác mạc trung bình là 12,2 ±0,51 mm (ở nam là 12,3 ±0,52 mm; ở nữ là 12,1 ±0,47 mm). Đường kính đồng tử trung bình là 6,1 ±0,70 mm (ở nam là 6,2 ±0,70 mm; ở nữ là 6,1 ±0,69 mm); kích thước giác mạc ở nam lớn hơn ở nữ, không có sự khác biệt về đường kính đồng tử theo giới và giữa hai mắt; không có sự khác biệt về kích thước giác mạc giữa hai mắt. Kết luận: Kích thước giác mạc ở nam lớn hoan ở nữ; không có sự khác biệt về đường kính đồng tử theo giới tính; không có sự khác biệt về bán kính cong, đường kính giác mạc và đường kính đồng tử giữa mắt phải và mắt trái.

 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC GIÁC MẠC, ĐỒNG TỬ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI KINH

Leave a Comment