Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19
Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19
Bùi Thanh Thúy1, Trần Thị Len2, Nguyễn Kim Thư3, Trần Thơ Nhị3, Đỗ Tuyết Mai4, Phạm Anh Tùng1, Trần Thị Thanh Hương5
1 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện K
5 Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Ung thư quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việt Nam đã được đánh giá là một quốc gia kiểm soát COVID-19 khá thành công, đặc biệt trong làn sóng dịch đầu tiên. Mặc dù vậy, với những nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị người bệnh COVID thì đây thực sự là công việc có nhiều thách thức. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, nhằm mô tả tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên y tế bằng việc sử dụng thang đo DASS 21. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nhân viên y tế là 14,8%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm gồm: vị trí làm việc, khoa làm việc, thời gian làm việc, xuất hiện các triệu chứng thực thể, có người thân bị nhiễm COVID-19 và yếu tố hỗ trợ/kì thị. Từ kết quả trên, chúng ta cần có các giải pháp nhằm giảm bớt căng thẳng của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (COVID-19) đã gây ra hơn 165 triệu ca nhiễm và hơn 3,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.¹ Các nhân viên y tế (NVYT) những cán bộ tham gia công tác phòng chống COVID-19 không những đối mặt với nguy cơ cao nhiễm bệnh mà còn dễ gặp phải các áp lực về tâm lý.² Những áp lực như phải cách ly với gia đình; công việc căng thẳng; có nguy cơ lây nhiễm bệnh… dẫn đến các rối loạn tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm. Các rối loạn này có thể kéo dài và trở thành nỗi “ám ảnh” của NVYT cho tới cả sau khi đại dịch qua đi. Nghiên cứu ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 báo cáo tỷ lệ trầm cảm lên tới 50,4% và có triệu chứng căng thẳng sau sang chấn là 71,5% ở nhóm NVYT.³ Ngoài ra, những yếu tố như thời gian làm việc, mức độ tiếp xúc… có mối liên quan trực tiếp đến tâm lý của NVYT cũng được chỉ ra ở những nghiên cứu trước đây.2,4,5 Theo sự phân công của Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình là hai bệnh viện thu nhận điều trị số lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 lớn nhất tại khu vực miền Bắc.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (COVID-19) đã gây ra hơn 165 triệu ca nhiễm và hơn 3,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.¹ Các nhân viên y tế (NVYT) những cán bộ tham gia công tác phòng chống COVID-19 không những đối mặt với nguy cơ cao nhiễm bệnh mà còn dễ gặp phải các áp lực về tâm lý.² Những áp lực như phải cách ly với gia đình; công việc căng thẳng; có nguy cơ lây nhiễm bệnh… dẫn đến các rối loạn tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm. Các rối loạn này có thể kéo dài và trở thành nỗi “ám ảnh” của NVYT cho tới cả sau khi đại dịch qua đi. Nghiên cứu ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 báo cáo tỷ lệ trầm cảm lên tới 50,4% và có triệu chứng căng thẳng sau sang chấn là 71,5% ở nhóm NVYT.³ Ngoài ra, những yếu tố như thời gian làm việc, mức độ tiếp xúc… có mối liên quan trực tiếp đến tâm lý của NVYT cũng được chỉ ra ở những nghiên cứu trước đây.2,4,5 Theo sự phân công của Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình là hai bệnh viện thu nhận điều trị số lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 lớn nhất tại khu vực miền Bắc.
Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19