NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƠI NHIỄM ASEN TỚI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƠI NHIỄM ASEN TỚI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM
Nguyễn Thu Hà*; Nguyễn Khắc Hải*; Tạ Thị Bình*; Nguyễn Bích Thủy**
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 462 trẻ từ 6 – 14 tuổi thuộc tỉnh Hà Nam (224 trẻ thuộc các hộ gia đình có xét nghiệm asen trong nước > 0,05 mg/l (nhóm phơi nhiễm) và 238 trẻ thuộc các hộ gia đình có xét nghiệm asen trong nước < 0,01 mg/l (nhóm không phơi nhiễm) nhằm tìm hiểu năng lực trí tuệ (NLTT) và sức khỏe tâm thần (SKTT) của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ trẻ có IQ mức trung bình cao nhất (ở nhóm có phơi nhiễm với asen 42,1% và nhóm không phơi nhiễm với
asen 50,8%). Tỷ lệ trẻ có IQ ở mức dưới trung bình (tầm thường, kém, ngu độn) ở nhóm có phơi nhiễm với asen 27,2%; nhóm không phơi nhiễm với asen 21,8% (p > 0,05). 55,4% tỷ lệ trẻ nhóm phơi nhiễm với asen phải mất ít nhất 4 lần nhắc mới hoàn thành bài test thử nghiệm trí nhớ lời, trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ nhóm không phơi nhiễm với asen là 43,3%.
Trẻ ở nhóm có phơi nhiễm với asen có các biểu hiện hành vi ở mức không bình thường cao gấp 3 lần so với trẻ nhóm không phơi nhiễm với asen (23,7% so với 9,2%) theo đánh giá qua bảng DBC-P; bao gồm: biểu hiện phá vỡ/chống đối, rối loạn giao tiếp, biểu hiện lo âu, rối loạn quan hệ xã hội.
Nguy cơ tăng động, giảm chú ý ở nhóm trẻ có phơi nhiễm với asen cao gấp 1,7 lần so với trẻ ởnhóm không phơi nhiễm với asen theo thang đo Vanderbilt. Cần giám sát chặt chẽ hơn về trí tuệ và sức khoẻ tâm thần ở nhóm trẻ có phơi nhiễm với asen để có giải pháp can thiệp sớm và phù hợp
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất