NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TINH TRÙNG ÍT, YẾU, DỊ DẠNG ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TINH TRÙNG ÍT, YẾU, DỊ DẠNG ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa tinh trùng ít, yếu, dịdạng với kết quả thụ tinh, hình thái phôi và kết quả lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 168 cặp vợ chồng hiếm muộn nguyên nhân do chồng được chia làm hai nhóm: tinh trùng ít, yếu, dịdạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng theo phân loại của WHO (2010) và so sánh với nhóm chứng gồm 53 cặp vợchồng hiếm muộn có tinh trùng bình thường được thụ tinh bằng phương pháp ICSI. Kết quả:tỷ lệ thụ tinh của nhóm bệnh nhân tinh trùng ít, yếu, dịdạng và tinh trùng ít, yếu, dịdạng nặng lần l ượt 67,4 ± 21,2% và 58,7 ± 24,4%, thấp hơn so với nhóm tinh dị ch đồbình thường (77,5 ± 16,5%) với p < 0,05. Tỷlệphôi loại I và II của nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng tương đương nhau, nhưng thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồbình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ thai lâm sàng ởnhóm tinh trùng ít, yếu, dịdạng (25,7%) cao hơn nhóm tinh trùng ít, yếu, dịdạng nặng (17,5%), cảhai nhóm này thấp hơn nhóm có tinh dịch đồbình thường (42,6%). Kết luận: cặp vợchồng hiếm muộn do nguyên nhân tinh trùng ít, yếu và dị dạng ảnh hưởng đến tỷlệthụtinh, sốphôi tạo ra cũng nhưchất lượng phôi, tỷlệthai lâm sàng
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất