Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi

Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi

Luận án tiến sĩ y họcNghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi.Sarcopenia được định nghĩa là tình trạng mất khối cơ và chức năng hoạt động một cách liên tục 1. Đó là do cấu trúc cơ mỡ của cơ thể thay đổi theo sự gia tăng của tuổi 2. Thêm vào đó, chất lượng cơ cũng có sự suy giảm theo tuổi, bao gồm giảm sức mạnh cơ và giảm khả năng thực hành động tác3. Hiện nay, Sarcopenia được coi là một bệnh và có mã bệnh riêng biệt theo Phân loại bệnh tật quốc tế ICD- 10-CM: M62.84 4. Ở người cao tuổi, tỷ lệ Sarcopenia là 9,9% tới 40,4%, tùy theo quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán 5. Sarcopenia liên quan tới nhiều biến cố bất lợi về sức khỏe, bao gồm ngã và chấn thương, giảm chức năng hoạt động hàng ngày, nhập viện, tái nhập viện và tử vong 6-8.

Chẩn đoán sớm Sarcopenia là vô cùng quan trọng giúp việc điều trị và kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn giàu protein kết hợp với hoạt động thể lực đạt được hiệu quả tối ưu 9-11. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, Sarcopenia thường được chẩn đoán muộn bởi nó được coi như một phần của “quá trình lão hóa bình thường” với tốc độ giảm khối lượng và sức mạnh cơ rất chậm 12. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Sarcopenia được sử dụng trên thế giới việc đo khối lượng cơ là yêu cầu bắt buộc 13-16. Việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán xác định Sarcopenia thường quy là không khả thi là do: (1) Sự không sẵn có của các công cụ giúp đo lường khối lượng cơ (như máy DXA – Dual-energy X-ray absorptiometry, BIA – bio-impedance analysis, máy chụp cắt lớp vi tính hay máy cộng hưởng từ); (2) Người bệnh và nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm tia X cao hơn khi sử dụng máy DXA hoặc cắt lớp vi tính một cách thường quy để chẩn đoán Sarcopenia. Vì vậy, phương pháp sàng lọc Sarcopenia dễ thực hiện, có giá trị và rẻ tiền là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng một cách thường quy cho người cao tuổi tại cộng đồng cũng như tại cơ sở y tế, các đơn vị khám bệnh ngoại trú.2
Có nhiều biện pháp đã được xây dựng nhằm sàng lọc Sarcopenia ở giai đoạn sớm một cách rộng rãi 17. Trong đó, bộ câu hỏi sàng lọc SARC-F (Strength, Assistance in walking, Rise from a chair, Climb stairs, Falls), bộ công cụ sàng lọc SARC-CalF (gồm bộ câu hỏi SARC-F kết hợp với vòng bắp chân) và công thức Ishii được khuyến cáo trong sàng lọc Sarcopenia bởi Hiệp hội Sarcopenia châu Á và Hiệp hội Sarcopenia châu Âu 15,18. Các phương pháp này đã được chứng minh giá trị của trong sàng lọc Sarcopenia qua nhiều nghiên
cứu tại Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Hàn Quốc và Hồng Kông 19-21. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” năm 2017, theo số liệu của UNFPA (United Nations Population Fund)22. Tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) ước tính gia tăng từ 11,78% năm 2019 lên 26% năm 2049 22,23. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có nghiên cứu về tỷ lệ bệnh Sarcopenia cũng như đánh giá giá trị của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở quần thể người bệnh cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi”, với ba mục tiêu:
1. Ước tính tỷ lệ Sarcopenia và một số yếu tố liên quan tới Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương.
2. Đánh giá giá trị của SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii trong sàng lọc Sarcopenia cho người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú.
3. Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với một số biến cố bất lợi về sức khỏe ở người bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi

 

Leave a Comment