NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SÓNG ĐỘNG MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN THIẾU OXY MÔ PHỎNG ĐỘ CAO 5.000M
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SÓNG ĐỘNG MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN THIẾU OXY MÔ PHỎNG ĐỘ CAO 5.000M
Nguyễn Hải Đăng1,2, Nguyễn Minh Phương1, Nguyễn Oanh Oanh3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá biến đổi một số chỉ số độ cứng, chỉ số thời gian sóng động mạch trong điều kiện thiếu oxy mô phỏng độ cao 5.000m. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước và sau ở 97 nam phi công quân sự (PCQS). Sử dụng buồng giảm áp HPO 6+2 (AMST, Cộng hòa Áo) mô phỏng thiếu oxy độ cao 5.000m, thời gian 20 phút và thiết bị đo chức năng mạch máu không xâm nhập Angioscan – M01 (Angio electronic, Liên bang Nga) để khảo sát các chỉ số sóng động mạch. Kết quả: So với điều kiện mặt đất, chỉ số độ cứng (stiffness index – SI) tăng ở độ cao 5.000m có ý nghĩa thống kê: 7,9 m/s so với 7,4 m/s (p < 0,001).
Chỉ số gia tăng (augmention index – AIp, %) AIp và AIp75: Giảm có ý nghĩa thống kê (AIp: -22,74 ± 14,75% so với 0,11 ± 14,34%; AIp75: -13,93 ± 11,75 so với -1,34 ± 12,42%, với p < 0,001). Chỉ số phản xạ (reflection index – RI, %) giảm có ý nghĩa thống kê: 16,52 ± 7,03% so với 34,31 ± 10,61% (p < 0,001). Ở độ cao 5.000m có tăng 72,1% SI, giảm 92,8% AIp, giảm 92,8% AIp75,giảm 98,97% RI có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Thời gian toàn sóng động mạch (pulse duration – PD, ms) ở độ cao 5.000m giảm so với điều kiện mặt đất: 646,90 ± 85,46 ms so với 846,13 ± 103,57 ms (p < 0,01). Thời gian tống máu (ejection duration – ED, ms) và % thời gian tống máu (%ED): Giảm so với điều kiện mặt đất: 258,05 ± 12,69 ms so với 279,05 ± 14,26 ms; %ED tăng so với điều kiện mặt đất: 40,51 ± 4,46% so với 33,46 ± 3,31% có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Thời gian đàn hồi động mạnh chủ (dTpp, ms) giảm có ý nghĩa thống kê so với điềukiện mặt đất: 91,06 ± 14,91 ms so với 98,66 ± 15,9 ms (p < 0,01). Kết luận: Sự biến đổi một sốSI và chỉ số thời gian của sóng động mạch trong điều kiện mô phỏng độ cao 5.000m phản ánh gánh nặng sinh lý tim mạch ở PCQS khi phơi nhiễm thiếu oxy cấp.